KH thực hiện chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/01/2024

Chủ nhật - 25/02/2024 20:11
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024
của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Kế hoạch số 138/KH-PGDĐT ngày 20/02/2024 của PhòngGiáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ trong các cơ sở giáo dục, Trường THCS Vĩnh Thạnh Trung xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ (về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ kịp thời và hiệu quả. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong trẻ em, học sinh.  
  • Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật; giáo dục đạo đức, lối sống; văn hóa ứng xử, kỹ năng sống trong học sinh.
  • Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến, nhân rộng các mô hình phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai hoạt động tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học.
  • Tiếp tục nhân rộng hội thi, hoạt động ngoại khóa về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong trẻ em, học sinh bằng các hoạt động thiết thực và hiệu quả.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật; giáo dục đạo đức, lối sống; văn hóa ứng xử, kỹ năng sống trong học sinh được quy định tại các văn bản của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tiếp tục tổ chức ký cam kết trong từng năm học, kết hợp thực hiện các nội dung về công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống, phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật trong trẻ em, học sinh.
3. Tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho tất cả thành viên trong nhà trường, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng xã hội; tổ chức hiệu quả hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cha mẹ học sinh và các lực lượng trong toàn xã hội về việc phối hợp cùng nhà trường trong phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội đối với trẻ em, học sinh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc quản lý sử dụng internet, mạng xã hội an toàn cho trẻ em, học sinh. Phát động thi đua, rèn luyện hành vi ứng xử văn hóa mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo chất lượng các hoạt động, phong trào thi đua, rèn luyện đạo đức, lối sống.
4. Tăng cường công tác phối hợp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên, nhân viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý, công tác Đoàn, Hội, Đội về kỹ năng ứng xử với mạng xã hội liên quan đến bạo lực học đường, giáo dục an toàn, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội đối với trẻ em, học sinh, chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xử lý các tình huống có liên quan tới việc phát sinh bạo lực học đường.
5. Đồng bộ hoá hệ thống dữ liệu quản lý thông tin học sinh để theo dõi, kịp thời tiếp nhận thông tin, phối hợp xử lý và thống kê, báo cáo về tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực học đường liên quan đến trẻ em, học sinh; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi ngược đãi, bạo lực, xâm hại đối với trẻ em, học sinh; thường xuyên phối hợp kiểm tra, rà soát, phát hiện, đấu tranh, xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại khu vực trường học. 
6. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh về số điện thoại đường dây nóng tư vấn, hỗ trợ trẻ em, phụ nữ khi có hiện tượng bạo lực xảy ra, phòng chống mua bán người (miễn phí): 18008077; Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, trẻ em bị bạo hành, bị bắt lao động sớm, bị lôi kéo vào hoạt động tội phạm,… Tiếp tục triển khai hiệu quả Hướng dẫn số 2768/HDSGDĐT ngày 27/9/2021 về quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp người học bị bạo lực, xâm hại, các vụ việc bạo lực học đường.
7. Tiếp tục rà soát, thực hiện các niêm yết các bảng Quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học, các khẩu hiệu tuyên truyền thực hiện văn hóa ứng xử, giáo dục đạo đức, lối sống, bảng Năm điều Bác Hồ dạy, quy trình phối hợp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; thay thế, sửa chữa các bảng niêm yết đã hỏng, cũ; đảm bảo thực hiện xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra, thường xuyên nhắc nhở về hành vi, trang phục, lời nói mẫu mực, thi đua dạy tốt, học tốt; tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục và triển khai các giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả. Thực hiện tốt cơ chế báo cáo thường xuyên, đột xuất về công tác phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường; phối hợp tốt với chính quyền, công an địa phương thực hiện hiệu quả công tác an ninh, trật tự, an toàn trường học.  
8. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; khuyến khích tinh thần tự đọc, tự học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh cập nhật tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, hoàn thiện bản thân thông qua các môn học và hoạt động; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy và học nhằm tăng cường kết nối thường xuyên, liên tục, đảm bảo an toàn giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội; đồng thời tăng cường kiểm soát các luồng thông tin không chính thống có tính chất kích động bạo lực, lôi kéo tham gia hành vi phạm tội và các tệ nạn xã hội trong trẻ em và học sinh.
9. Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý, phòng chống dịch bệnh cho trẻ em, học sinh; phối hợp tập huấn, hướng dẫn các vấn đề về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng ngừa ma túy trong trường học; bảo vệ trẻ em, học sinh khỏi nguy cơ tai nạn, thương tích; có giải pháp quản lý, ngăn chặn việc sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống và xử lý can thiệp đối với trẻ em, học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội. 
10. Phối hợp khai thác sử dụng các thiết chế về văn hóa, xây dựng môi trường sống trong cộng đồng và xây dựng môi trường văn hóa học đường xanh, xạch, đẹp, an toàn, thân thiện, đảm bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất nhằm tăng cường hoạt động thể chất, văn hóa, giải trí lành mạnh cho trẻ em, học sinh. Quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa học đường, kỹ năng sống, công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội, phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội đối với trẻ em, học sinh. Xây dựng, triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh.
11. Kịp thời biểu dương, khen thưởng cách làm hay, sáng tạo, nhân rộng mô hình phối hợp tiêu biểu, hiệu quả của nhà trường với các ban ngành, tổ chức, đoàn thể tại địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ theo năm học.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Lãnh đạo trường xây dựng và triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch, giao từng bộ phận trong nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch.
2. Tổng phụ trách Đội xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục kỹ năng sống, các phong trào thi đua rèn luyện hàng tuần, tháng, học kì; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong nhà trường. xây dựng kế hoạch phối hợp công an địa phương báo cáo chuyên đề về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.
3. Nhân viên y tế tổ chức các hoạt động giáo dục, hướng dẫn, báo cáo chuyên đề về phòng tránh tai nạn thương tích, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
4. Các tổ chuyên môn xây dựng các báo cáo chuyên đề với hình thức tiểu phẩm, sắm vai, xử lý tình huống liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật như an toàn giao thông, ma túy, buôn bán người, bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội…
5. Giáo viên chủ nhiệm tăng cường công tác theo dõi giám sát tình hình thực hiện nền nếp học sinh, phối hợp chặt chẽ với PHHS để giáo dục; tổ chức chức, hứng dẫn học sinh thực hiện tốt các phong trào giáo dục nhà trường đặc biệt là công tác thi đua quản lý nền nếp học sinh hàng tuần.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây