PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CHÂU PHÚ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
VĨNH THẠNH TRUNG
Số: /KH-THCSVTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vĩnh Thạnh Trung, ngày 08 tháng 01 năm 2023 |
KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 2023-2025
I. Căn cứ để thực hiện kế hoạch
* Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Căn cứ Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Căn cứ Hướng dẫn số 5932/BGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2018, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về việc hướng dẫn TĐG và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.
* Căn cứ thực tiễn
- Căn cứ Kế hoạch Chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên giai đoạn 2020 – 2025 có định hướng đến năm 2030 của nhà trường
- Căn cứ báo cáo tự đánh giá của nhà trường năm học 2021-2022.
II. Kế hoạch cải tiến cụ thể
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Mức 1
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.
Mức 2
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Mức 3
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Nhà trường xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2021- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nội dung kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật Giáo dục, phù hợp với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương [H1-1.1-01].
- Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025 của trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Phú phê duyệt theo Quyết định số 81/QĐ-PGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2022 [H1-1.1-02].
- Nội dung Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020– 2025 được công bố công khai đồng thời đăng tải trên website của nhà trường (https://thcsvinhthanhtrungangiang.edu.vn) [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04].
Mức 2
Hội đồng trường tiến hành rà soát đánh giá tình hình thực hiện nội dung của kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025 và điều chỉnh cập nhật lại cho giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến 2030. Việc cập nhật thông tin khá đầy đủ và kịp thời, công tác kiểm tra tiến trình thực hiện khá tốt [H1-1.1-01].
Mức 3
Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia đóng góp ý kiến của các thành viên trong Hội đồng trường, của toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Mỗi đầu năm học, nhà trường tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển cho phù hợp với quy định của ngành và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, nhà trường chưa tổ chức đánh giá cập nhật thường theo mỗi quý hoặc giữa năm. [H1-1.1-01].
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng được phương hướng, kế hoạch chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học và phù hợp định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Kế hoạch chiến lược phát triển xác định rõ mục tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn, được sự đồng tình của toàn thể lực lượng trong và ngoài nhà trường.
3. Điểm yếu
Việc rà soát đánh giá kế hoạch chiến lược của nhà trường theo định kỳ mỗi năm chưa thường xuyên.
4. Đánh giá chuug
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2022 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Hoàn thiện kế hoạch chiến lược phát triển |
Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược; cập nhật thông tin, bổ sung những chủ trương mới của địa phương cho phù hợp với tình hình của nhà trường đảm bảo cho kế hoạch chiến lược phát triển thực hiện đúng định hướng đã đặt ra. |
Kế hoạch điều chỉnh. |
Hội đồng trường |
Chủ tịch HĐ trường |
Thực hiện theo kỳ họp Hội đồng trường |
|
Định kỳ mỗi năm học, Hội đồng trường tiến hành tổ chức kiểm tra, phân công theo dõi, giám sát tiến trình thực hiện. |
- Nghị quyết hội nghị HĐ trường. |
Hội đồng trường |
Chủ tịch HĐ trường |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Trong mỗi học kỳ Hiệu trưởng nhà trường báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của kế hoạch trong từng giai đoạn có đối chiếu với thực tế của đơn vị. BGH nhà trường phối hợp với Hội đồng trường để tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện từng năm. Xây dựng các giải pháp để thực hiện hoặc khắc phục các tồn tại trong quá trình đã thực hiện.
Tổ chức điều chỉnh, cập nhật lại thông tin bảo đảm phù hợp với thực tế của địa phương và của đơn vị.
Trông mỗi học kỳ Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận chức năng trong nhà trường đánh giá kết quả thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.
Phối hợp với Hội đồng trường ban hành Nghị quyết điều chỉnh cập nhật kế hoạch chiến lược mỗi năm. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phân công theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện.
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
Mức 1
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
Mức 2
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Nhà trường có đầy đủ các Hội đồng như: Hội đồng trường, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và các hội đồng tư vấn khác như: Hội đồng chấm chọn sáng kiến kinh nghiệm, Hội đồng chấm chọn đồ dùng dạy học, Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, Hội đồng chấm thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, Hội đồng tuyển sinh vào lớp 6, Hội đồng thi học sinh giỏi cấp trường, Hội đồng xét tốt nghiệp Trung học cơ sở, Hội đồng xét thuyên chuyển; Hội đồng xét nâng lương trước hạn… [H1-1.2-01]; [H1-1.2-02]; [H1-1.2-03]; [H1-1.2-04].
- Các Hội đồng được thành lập đều thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được phân công theo quy định của Điều 20 và 21 của Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường phổ thông) và các quy định khác của pháp luật [H1-1.2-05].
- Hoạt động của các hội đồng được tổ chức thực hiện theo định kỳ và có rà soát điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị [H1-1.2-05].
Mức 2
Tất cả các hội đồng được thành lập trong nhà trường đều thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, duy trì khối đoàn kết nội bộ. Tuy nhiên, nội dung hoạt động của Hội đồng trường chưa nhiều mà chủ yếu gắn ghép theo các hoạt động của hội đồng sư phạm nhà trường [H1-1.2-05]; [H1-1.2-06].
2. Điểm mạnh
Thành lập đầy đủ các hội đồng nhằm phục vụ cho các hoạt động của nhà trường theo đúng quy định; các hội đồng thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; có cập nhật thường xuyên và tổ chức rà soát điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục của đơn vị được nâng lên rõ nét.
3. Điểm yếu
Nội dung hoạt động của Hội đồng trường chưa nhiều, chủ yếu gắn với hoạt động của Hội đồng sư phạm nhà trường.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2022 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Củng cố các hội đồng tư vấn trong nhà trường |
Xây dựng quy chế hoạt động của các hội đồng tư vấn có trong nhà trường |
Quy chế hoạt động của các hội đồng tư vấn |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
9/2023 |
|
2 |
Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng trường |
Xây dựng kế hoạch phối hợp với BGH trong việc thực hiện nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ nhà trường |
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường |
Chủ tịch Hội đồng trường |
Hiệu trưởng |
01/2023 |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Trong mỗi năm, tiếp tục rà soát điều chỉnh các hoạt động của các hội đồng trong nhà trường; tổ chức phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao, định hướng giao chỉ tiêu phấn đấu cần phải đạt được trong năm học, lãnh đạo nhà trường tích cực xây dựng các quy chế hoạt động và triển khai thực hiện kể từ năm học 2022 – 2023.
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
Mức 1
a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
Mức 3
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Nhà trường có tổ chức Công đoàn cơ sở với 78 đoàn viên, Ban chấp hành Công đoàn có 5 người theo quy định, Chủ tịch Công đoàn là Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm theo quy định của cấp ủy Đảng. Chi đoàn giáo viên của trường gồm 08 đoàn viên. Trường có tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có 37 chi đội với 1374 đội viên. Ngoài ra, trong nhà trường còn có tổ chức Ban đại diện Cha mẹ học sinh có 5 thành viên thường trực đại diện cho phụ huynh học sinh của 37 lớp, có tổ chức Chi hội khuyến học với 78 thành viên là toàn thể viên chức nhà trường [H1-1.3-01]; [H1-1.3-02]; [H1-1.3-03]; [H1-1.3-04]; [H1-1.3-05].
- Các tổ chức đoàn thể có trong nhà trường đều hoạt động đúng quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức đó. Tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp với lãnh đạo nhà trường tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức; vận động đoàn viên công đoàn tham gia phong trào thi đua; phát triển công đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Chi đoàn giáo viên hoạt động theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên giáo viên; Tổ chức Đội hoạt động theo Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [H1-1.3-06]; [H1-1.3-07]; [H1-1.3-08].
- Hằng năm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đều tổ chức tổng kết rà soát, đánh giá tình hình và đề xuất phương hướng hoạt động cho năm học mới [H1-1.3-09]; [H1-1.3-10]; [H1-1.3-11].
Mức 2
- Nhà trường có Chi bộ với 40 đảng viên đang sinh hoạt (1 đảng viên dự bị), các đảng viên được chia thành 4 tổ đảng để sinh hoạt theo chuyên môn. Ban Chi ủy gồm có 5 người gồm có Bí thư, Phó bí thư và 3 Chi ủy viên. Trong 05 năm liên tiếp chi bộ đều được cấp ủy Đảng đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ [H1-1.3-12]; [H1-1.3-13].
- Các tổ chức đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động của đơn vị, cụ thể là: xây dựng quỹ tương trợ; vận động đoàn viên tham gia hiến máu nhân đạo; thực hiện tốt phong trào “Cổng trường an toàn giao thông”; thực hiện công trình măng non “Góc học tập vì bạn nghèo”; xây dựng được nhiều mô hình hay như phong trào nuôi heo đất tiết kiệm (bình quân hằng năm thực hiện được hơn 100 triệu đồng), phong trào kế hoạch nhỏ (thu được hơn 5 triệu đồng/năm), phong trào thi kể chuyện về Bác Hồ…. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ rất tích cực cho các hoạt động như: vận động tiền của xây dựng hàng rào kiên cố; tặng tập, xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức Chi hội khuyến học hoạt động tích cực, thường xuyên phối hợp với hội Khuyến học huyện xét cấp học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, khen tặng cho học sinh vượt khó học giỏi, khen tặng cho giáo viên có thành tích nổi bật trong các phong trào với tiền mỗi năm hơn 30 triệu đồng. Hoạt động của Chi đoàn giáo viên chưa có chất lượng do lực lượng mỏng và hầu hết đều lớn tuổi hoặc là đảng viên còn trong tuổi đoàn [H1-1.3-11]; [H1-1.3-14]; [H1-1.3-15]; [H1-1.3-16]; [H1-1.3-17]; [H1-1.3-18].
Mức 3
- Trong 5 năm liên tiếp Chi bộ nhà trường đều được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ [H1-1.3-13].
- Tổ chức Công Đoàn cơ sở hoạt động có hiệu quả được công đoàn ngành công nhận Công đoàn vững mạnh nhiều năm liền. Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động rất tích cực được Tỉnh đoàn và Trung ương đoàn khen tặng nhiều bằng khen và giấy khen. Tổ chức Chi hội khuyến học hoạt động rất hiệu quả, phối hợp với Hội Khuyến học của huyện tặng quà tiếp bước đến trường hằng năm [H1-1.3-19]; [H1-1.3-20]; [H1-1.3-21].
2. Điểm mạnh
Các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ, hoạt động có hiệu quả cao, có nhiều đóng góp tích cực cho đơn vị, đạt nhiều thành tích và được các tổ chức cấp trên khen tặng. Tổ chức Chi bộ Đảng luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Điểm yếu
Chi Đoàn giáo viên hoạt động chưa có chiều sâu, chưa có nhiều nội dung để thu hút đoàn viên tham gia vào các phong trào.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2022 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thể trong nhà trường |
Đẩy mạnh vai trò hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở để chăm lo đời sống cho viên chức và người lao động |
Công đoàn được công nhận “Công đoàn vững mạnh” |
Ban chấp hành Công đoàn |
Chủ tịch Công đoàn |
Hằng năm |
|
2 |
Nâng cao vai trò hoạt động của tổ chức Chi đoàn giáo viên |
Củng cố tổ chức chi đoàn, nâng cao chất lượng của hoạt động đoàn, thường xuyên kiểm tra theo dõi, giám sát hoạt động, |
Chất lượng hoạt động cuối năm được được xếp loại tốt |
Chi đoàn |
Bí thư chi đoàn |
Tháng 12 hằng năm |
|
3 |
Nâng cao chất hoạt động của tổ chức Chi bộ Đảng |
Tiếp tục nâng cao chất lượng sinhcủa Chi bộ. |
Chi bộ hoàn thành xuất ssắc nhiệm vụ |
Ban chi ủy |
Bí thư chi bộ |
Tháng 12 hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ, tập trung phát huy vai trò hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở để chăm lo đời sống cho viên chức và người lao động.
Chi bộ quan tâm lãnh đạo tổ chức Chi đoàn giáo viên thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng của hoạt động đoàn, thường xuyên kiểm tra theo dõi, giám sát hoạt động, đưa nội dung thực hiện nhiệm vụ của đoàn viên vào kiểm tra chấp hành đối với đảng viên còn nằm trong tuổi đoàn.
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
Mức 1
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2
a) Hàng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất một chuyên đề có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
Mức 3
a) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Năm học 2021 – 2022 Trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung có 37 lớp thuộc trường loại I nên trường được biên chế 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng. Các chức danh Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đều được Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định bổ nhiệm [H1-1.4-01]; [H1-1.4-02].
- Trong năm học 2021 – 2022, nhà trường có 06 tổ chuyên môn gồm tổ Ngữ văn, tổ Toán-Tin, tổ Khoa học tự nhiên, tổ Khoa học xã hội, tổ Ngoại ngữ, tổ Thể dục-Âm nhạc-Mỹ thuật và 01 tổ Văn phòng, mỗi tổ có 01 tổ trưởng. Đối với tổ chuyên môn có từ 7 giáo viên trở lên thì có thêm 01 tổ phó (Tổ Toán-Tin và tổ Ngữ văn, Tổ Khoa học tự nhiên, tổ Thể dục-Nhạc-Mỹ thuật). Các tổ trưởng và tổ phó các tổ chuyên môn đều được Hiệu trưởng ra quyết định phân công kiêm nhiệm chức vụ theo từng năm học [H1-1.4-03].
- Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng đều xây dựng được kế hoạch hoạt động cho từng năm học theo nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của tổ Văn phòng chưa có nhiều cải tiến, hiệu quả hoạt động còn thấp [H1-1.4-04].
Mức 2
- Trong từng năm học, các tổ chuyên môn đều xây dựng được nhiều chuyên đề (02 chuyên đề/học kỳ) có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục theo bộ môn [H1-1.4-05].
- Trong sinh hoạt định kỳ hàng tháng/học kỳ, các tổ chuyên môn đều thực hiện tốt công tác đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công, đề ra phương hướng công việc trong thời gian tới và điều chỉnh kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo tình hình thực tế của nhà trường. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của tổ văn phòng chưa cao, năng lực công tác của tổ trưởng còn yếu [H1-1.4-06].
Mức 3
- Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng có nhiều thành tích đóng góp cho việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường, tích cực xây dựng nền nếp của tổ, nâng cao chất lượng hoạt động mũi nhọn, tăng cường công tác xây dựng đội ngũ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của đơn vị trong các năm học [H1-1.4-07].
- Các tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn như bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, định hướng học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tích hợp kiến thức liên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong thời gian vừa qua [H1-1.4-08].
2. Điểm mạnh
Nhà trường cơ cấu Ban giám hiệu đúng, đủ số lượng theo quy định, có đủ các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức đúng theo Điều lệ trường phổ thông, trong công việc được giao các tổ có nhiều đóng góp cho trường để nâng cao chất lượng các hoạt động của đơn vị. Ngoài ra các tổ chuyên môn đều thực hiện được nhiều chuyên đề có hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị trong thời gian qua.
3. Điểm yếu
Hoạt động của tổ Văn phòng chưa có chiều sâu, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của mỗi bộ phận chưa mang lại hiệu quả cao.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2022 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. |
Củng cố tổ chức của tổ chuyên môn, xây dựng quy chế hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng. |
Tất cả các tổ đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến hằng năm |
Các Phó hiệu trưởng |
Tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng tổ văn phòng |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Trong từng năm học, tùy theo tình hình cụ thể, nhà trường xây dựng kế hoạch, định hướng nhiều chuyên đề về nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục nhất là các hoạt động mũi nhọn cần phải đầu tư có chiều sâu để các tổ chuyên môn và tổ văn phòng tăng cường thực hiện cải tiến công việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt động theo nhiệm vụ được phân công.
Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của tổ văn phòng, chỉ đạo chặt chẽ công tác chuyên môn để các bộ phận phụ trách xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Tiêu chí 1.5: Lớp học
Mức 1
a) Có đủ các lớp của cấp học;
b) Học sinh được tổ chức theo lớp học; lớp học được tổ chức theo quy định;
c) Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.
Mức 2
Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Sĩ số học sinh trong lớp theo quy định.
Mức 3
Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Mỗi lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 40 (bốn mươi) học sinh, lớp tiểu học không quá 35 (ba mươi lăm) học sinh (nếu có). Số học sinh trong lớp của trường chuyên biệt theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Năm học 2021 – 2022, nhà trường có 37 lớp với đủ 4 khối lớp, cụ thể: khối 6 có 09 lớp, khối 7 có 10 lớp, khối 8 có 09 lớp, khối 9 có 09 lớp [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02].
- Năm học 2021 – 2022, nhà trường có 1374 học sinh, cụ thể: khối 6 có 338 em; khối 7 có 389 em; khối 8 có 345 em; khối 9 có 302 em được bố trí ở 37 lớp Mỗi lớp học có bầu cử Ban cán sự lớp gồm lớp trưởng, các lớp phó, cờ đỏ.... Các em học sinh được chia thành nhiều tổ nhỏ (không quá 6 tổ), mỗi tổ có tổ trưởng và tổ phó. Trong mỗi tổ có chia thành các nhóm nhỏ để các em giúp đỡ nhau trong học tập [H1-1.5-01]; [H1-1.5-03].
- Các hoạt động của lớp được nhà trường định hướng nhiều hơn vai trò tự quản của các em, trong tiết sinh hoạt lớp, thành phần cốt cán chủ trì buổi sinh hoạt là các em trong Ban cán sự của lớp. Giáo viên chủ nhiệm làm nhiệm vụ điều hành, giúp đỡ các em giải quyết các khó khăn và nêu các định hướng của nhà trường trong tuần mới. Các Ban cán sự lớp được các em trong lớp bầu cử trong đầu năm học và có điều chỉnh trong thời gian các em học tập tại trường. Cuối học kỳ và cuối năm các em tự đánh giá được hạnh kiểm của mình và của các bạn trong lớp. Các công việc có liên quan đến các em học sinh trong lớp đều được thống nhất bàn bạc dân chủ, bảo đảm được quyền của các em. Tuy nhiên, một số Ban cán sự lớp có kỹ năng điều hành còn yếu, rụt rè trước tập thể [H1-1.5-04]; [H1-1.5-06].
Mức 2
Trong năm học 2021 – 2022 và các năm học trước, mỗi năm học của trường có không quá 45 lớp học, sĩ số học sinh bình quân trên lớp 40 em (năm học 2021 – 2022 có sĩ số học sinh/lớp bình quân là 37,13 em) [H1-1.5-01].
Mức 3
Nhà trường có 37 lớp học, số học sinh bình quân trên lớp từ 37 đến 38 em đảm bảo đúng quy định [H1-1.5-05].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ các lớp của cấp học trung học cơ sở, học sinh được bố trí thành các lớp học, có cơ cấu tổ chức lớp học theo quy định, số học sinh trên mỗi lớp được bố trí đúng theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. Các hoạt động của các em học sinh trên lớp đều bảo đảm được quyền của các em, các em học sinh thực hiện tốt hoạt động sinh hoạt tự quản trong các tiết sinh hoạt lớp trên tinh thần dân chủ.
3. Điểm yếu
Một số Ban cán sự lớp có kỹ năng điều hành còn yếu, rụt rè trước tập thể.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2022 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Nâng cao hoạt động tự chủ, tư quản của học sinh |
Tổ chức bồi dưỡng cho lực lượng cán sự lớp vai trò tự quản các hoạt động của lớp.
Xây dựng các tiết sinh hoạt mẫu để thực hiện đồng bộ trong toàn trường |
Học sinh làm chủ được hoạt động của lớp |
Ban giám hiệu; Tổng phụ trách đội |
Giáo viên chủ nhiệm |
Thực hiện hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho đội giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
- Bồi dưỡng cho lực lượng cán sự lớp thực hiện tốt nhiệm vụ tự quản của lớp.
- Tổ chức các tiết sinh hoạt lớp mẫu để học sinh và giáo viên chủ nhiệm vận dụng vào lớp mình phụ trách.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong học sinh hằng tuần, hằng tháng để phát huy vai trò tự quản của học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2
a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Nhà trường có đầy đủ hồ sơ sổ sách quản lý hành chính, các loại hồ sơ quản lý tài chính, tài sản, theo dõi thực hiện thu chi ngân sách được lưu trữ đầy đủ, khoa học theo quy định. Có tủ chứa hồ sơ lưu, đóng gói cẩn thận theo từng năm tài chính, ghi nhãn đầy đủ cho mỗi loại hồ sơ, các loại hồ sơ sổ sách được sắp xếp ngăn nắp dễ tìm, dễ sử dụng khi cần thiết [H1-1.6-01].
- Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính Phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, hàng năm nhà trường đều có lập dự toán thu chi từ nguồn kinh phí được giao sử dụng trong năm. Cuối mỗi năm đều thực hiện báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, tài sản, tổ chức kiểm kê tài sản, tài chính theo quy định. Khi giao dự toán đầu năm, bộ phận tài vụ đều tổ chức công khai dự toán theo tinh thần hướng dẫn của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và Thông tư số 90/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 9 năm 2018 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính. Trong mỗi tháng đều thực hiện công khai tài chính tại phiên họp Hội đồng sư phạm, niêm yết tại bảng thông tin của trường. Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường được xây dựng theo mỗi năm, luôn cập nhật thông tin mới nhất phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. Nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, tài sản của đơn vị, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trường thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sát sao và quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài chính, đất đai, cơ sở vật chất nhà trường. Hàng năm có tổng hợp và báo cáo kinh phí ngân sách nhà nước [H1-1.6-02]; [H1-1.6-03]; [H1-1.6-04].
- Việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản bảo đảm đúng mục đích trên tinh thần tiết kiệm, minh bạch, công khai, dân chủ và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường; các chế độ chính sách được thanh toán kịp thời và đầy đủ. Các loại tài sản được quản lý chặt chẽ, không bị thất thoát lãng phí trong quản lý và sử dụng. Nhà trường xây dựng được quy chế quản lý và sử dụng tài sản công phù hợp với quy định và điều kiện thực tế của trường [H1-1.6-05]; [H1-1.6-06].
Mức 2
- Trong công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường đều ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực sử dụng văn phòng điện tử để xử lý công văn đi, đến, cụ thể như sau: sử dụng phần mềm online để quản lý nhân sự, sử dụng phần mềm Misa để thực hiện quản lý chế độ chính sách, tài chính, tài sản, tiền lương; Sử dụng phần mềm quản lý thư viện và thiết bị; sử dụng phần mềm sắp xếp thời khóa biểu...Ngoài ra, còn sử dụng website https://thcsvinhthanhtrungangiang.edu.vn, Zalo để thực hiện các hoạt động hành chính của đơn vị [H1-1.6-07]; [H1-1.6-08].
- Trong 05 năm qua, việc quản lý tài chính, tài sản luôn luôn chặt chẽ không bị thất thoát ngân sách, không lãng phí, tài sản không bị mất. Mỗi năm đều được Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc sử dụng kinh phí và đồng ý quyết toán nguồn phí được giao từ đầu năm [H1-1.6-09].
Mức 3
Nhà trường xây dựng được đề án cho thuê mặt bằng để làm dịch vụ buôn bán thực phẩm tại căn-tin trong thời hạn 3 năm nhằm tạo nguồn tài chính cho nhà trường hoạt động, tuy nhiên nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch tạo nguồn từ các nguồn lực bên ngoài để cải thiện cơ sở vật chất nhà trường [H1-1.6-10].
2. Điểm mạnh
Nhà trường thiết lập đầy đủ hệ thống hồ sơ sổ sách theo quy định, các loại hồ sơ được lưu trữ cẩn thận và sắp xếp ngăn nắp khoa học. Nhà trường chủ động lập đầy đủ dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được cập nhật bổ sung mỗi năm phù hợp với điều kiện thực tế của trường và các quy định hiện hành. Công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản đều ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. Sử dụng tài sản, tài chính đúng mục đích không tiêu cực, không vi phạm trong quản lý tài chính, tài sản. Các loại tài sản được bảo quản chặt chẽ không bị thất thoát hoặc sử dụng lãng phí. Xây dựng được quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, xây dựng được đề án cho thuê mặt bằng để tạo nguồn thu cho trường.
3. Điểm yếu
Chưa có xây dựng được kế hoạch để tạo nguồn tài chính hợp pháp phục vụ cho các hoạt động giáo dục của đơn vị trong thời gian ngắn hạn và trung hạn.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường |
- Trang bị thêm các phần mềm quản lý hành chính;
- Tiếp tục nâng cấp các phần mềm hiện nay đang sử dụng |
Thực hiện số hóa các hoạt động quản lý hành chính; quản lý tài chính, tài sản |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất |
Nhân viên hành chính |
Thực hiện hằng năm |
|
2 |
Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương. |
Hoàn thiện các kế hoạch tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động của trường |
Các kế hoạch tạo nguồn kinh phí |
Hiệu trưởng |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất |
Năm học 2022-2023 |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa việc tổ chức công khai tài chính trong mỗi tháng, bảo đảm tính dân chủ, minh bạch trong công khai. Chú trọng công tác quản lý tài chính, tài sản tránh thất thoát, tiêu cực trong quản lý và sử dụng. Trong năm học 2022 – 2023, tổ chức xây dựng kế hoạch tạo nguồn thu cho đơn vị trong từng giai đoạn khác nhau.
- Xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách, cân đối nguồn thu để trang bị, nâng cấp các phần mềm quản lý hành chính; quản lý tài chính, tài sản; các phần mềm phục vụ cho hoạt động dạy học.
- Thực hiện số hóa các hoạt động của nhà trường.
- Hiệu trưởng phối hợp với Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh để xây dựng kế hoạch tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc tu bổ cơ sở vật chất; khuyến học, khuyến tài và các hoạt động khác của trường.
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2
Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Mỗi năm, nhà trường đều có xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ, giáo viên và nhân viên phù hợp với yêu cầu và thực trạng của đơn vị. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý được ngành tổ chức bồi dưỡng thành các lớp riêng phù hợp với vị trí công tác của mỗi người [H1-1.7-01].
- Từ thực trạng đội ngũ hiện có, lãnh đạo nhà trường tham mưu ý kiến của các lực lượng cốt cán để tiến hành phân công, phân nhiệm cho mỗi người bảo đảm rõ ràng, hợp lý và mang lại hiệu quả cho hoạt động của nhà trường. Mỗi vị trí việc làm đều được Ban giám hiệu hướng dẫn, giao việc, giao trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể. Phân công, nhiệm vụ cho các cá nhân đúng năng lực chuyên môn và phù hợp với phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của mỗi người [H1-1.7-02].
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định theo Điều lệ trường phổ thông, cụ thể: được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. Tất cả viên chức và người lao động trong nhà trường đều được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường, được tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân [H1-1.7-01]; [H1-1.7-03]; [H1-1.7-04]; [H1-1.7-05].
Mức 2
Nhà trường luôn quan tâm đề ra các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, cụ thể như: tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường gắn với các chỉ tiêu thi đua, khen thưởng đột xuất đối với các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vượt chỉ tiêu đề ra, tổ chức thi đua theo tháng có theo dõi đánh giá năng lực hoạt động của mỗi người. Khuyến khích viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ xuất sắc được hưởng chế độ thu nhập tăng thêm theo thành tích đạt được. Tổ chức mời chuyên gia về trao đổi, nói chuyện có liên quan công tác chuyên môn và hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ chưa có nhiều đổi mới thường chỉ tập trung công tác bồi dưỡng theo kế hoạch của ngành và tổ chức bồi dưỡng ở các tổ chuyên môn [H1-1.7-06]; [H1-1.7-07]; [H1-1.7-08]; [H1-1.4-08].
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phân công, phân nhiệm hợp lý phù hợp với thực tiễn và năng lực đội ngũ. Tạo được nhiều điều kiện để viên chức và người lao động thực hiện các quyền của mình. Có nhiều giải pháp sáng tạo để phát huy năng lực của đội ngũ trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đơn vị.
3. Điểm yếu
Công tác bồi dưỡng chưa có nhiều sáng tạo, kế hoạch tổ chức thực hiện thiếu đa dạng, chưa thu hút được đội ngũ. Các giải pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường chưa có nhiều nội dung sáng tạo, thiếu chiều sâu.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp tục tạo nhiều điều kiện để viên chức và người lao động thực hiện các quyền của mình. |
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
- Xây dựng quy chế dân chủ cơ sở để phát huy tính tự chủ của viên chức và người lao động |
- Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
- Quy chế dân chủ cơ sở |
Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng chuyên môn; Công đoàn |
Hiệu trưởng |
Hằng năm |
|
2 |
Nâng cao chất lượng việc tự bồi dưỡng của giáo viên và công tác bồi dưỡng của đơn vị. Xây dựng các giải pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục |
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện các chuyên đề liên quan đến nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. |
- Tất cả giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng.
- Tổ chuyên môn xây dựng được ít nhất 1 chuyên đề cho mỗi học kỳ về nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn |
Các tổ trưởng bộ môn |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Thay đổi cách thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng các mô hình tổ chức bồi dưỡng mới để thu hút cán bộ, giáo viên tham gia tự học, tự rèn luyện như: thi ứng dụng công nghệ thông tin, viết tin bài về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục để đăng tải trên website của trường, tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề hoặc lĩnh vực phù hợp với chuyên môn của một số giáo viên. Đẩy mạnh các giải pháp phát huy năng lực đội ngũ thông qua các cuộc thi phát triển năng lực cá nhân, có chế độ khen thưởng kịp thời. Xây dựng chặt chẽ quy chế thi đua của đơn vị để nâng cao hiệu suất lao động.
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định (nếu có).
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Mỗi năm nhà trường xây dựng được kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị trên cơ sở các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương và của ngành [H1-1.1-01]; [H1-1.5-01].
- Kế hoạch năm học được triển khai thực hiện đến toàn thể viên chức và người lao động trong đơn vị. Trên cơ sở kế hoạch năm học, các bộ phận chức năng trong nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách. Kế hoạch của trường đều được thực hiện đầy đủ, bảo đảm cho các hoạt động của nhà trường trong năm học đạt được hiệu quả thiết thực [H1-1.2-06]; [H1-1.4-04].
- Qua mỗi giai đoạn trong từng tháng, học kỳ các bộ phận và nhà trường đều tổ chức đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra trong kế hoạch để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp, sát với tình hình thực tế [H1-1.2-06]; [H1-1.4-06].
Mức 2
Trên cơ sở kế hoạch năm học, nhà trường thành lập Ban kiểm tra nội bộ để xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hành chính hoặc kiểm tra đột xuất hoạt động của các bộ phận, cá nhân phụ trách công việc của đơn vị. Trong từng nội dung kiểm tra đánh giá, nhà trường đều xác định rõ mục tiêu, đối tượng, hình thức, thời gian kiểm tra và đặc biệt đánh giá kết quả sau đợt kiểm tra để có biện pháp khắc phục tồn tại, thiếu sót hoặc phát huy các mặt tích cực của từng cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ theo kế hoạch nhà trường. Việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo đúng tinh thần chỉ đạo của ngành, giáo viên tham gia dạy thêm đều làm thủ tục để được thẩm định và cấp phép tham gia dạy của cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, việc tổ chức kiểm tra các hoạt động trong nhà trường và công tác dạy thêm ngoài nhà trường chưa thực hiện kịp thời và thiếu thường xuyên [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02].
2. Điểm mạnh
Nhà trường tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động có hiệu quả; các bộ phận chức năng, các tổ chuyên môn đều xây dựng được kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch năm học được tổ chức đánh giá và điều chỉnh theo định kỳ mỗi tháng và cuối học kỳ. Lãnh đạo nhà trường có chú trọng quản lý hoạt động dạy thêm và học thêm ngoài nhà trường.
3. Điểm yếu
Công tác tổ chức kiểm tra chưa kịp thời và thiếu thường xuyên.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp điều kiện thực tế. |
Thu thập thông tin, phân tích dữ liệu đối chiếu với thực tế |
Kế hoạch giáo dục của trường, các bộ phận phù hợp với điều kiện của trường và của đại phương |
Hiệu trưởng và trưởng các bộ phận |
Hiệu trưởng và trưởng các bộ phận |
Hằng năm |
|
2 |
Quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm |
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, quản lý hoạt động dạy thêm |
Có kế hoạch kiểm tra nội bộ |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
Hằng năm |
|
3 |
Tăng cường xây dựng các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục |
Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ |
Ban kiểm tra nội bộ làm việc hiệu quả |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Củng cố Ban kiểm tra nội bộ, phân công trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề và kiểm tra đột xuất các hoạt động của các bộ phận trong nhà trường.
Tăng cường kiểm tra, đánh giá các chuyên đề hành chính, chuyên môn kết hợp kiểm tra thường xuyên hằng tháng các mặt hoạt động trên cơ sở tập trung vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch giáo dục, chương trình công tác của nhà trường. Định kỳ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm những việc làm được và chưa làm được, điều chỉnh chỉ đạo, kế hoạch, giải pháp phù hợp.
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Mức 1
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 2
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Các kế hoạch, quy chế, nội quy, quy định có liên quan đến các hoạt động của trường (Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, quy tắc ứng xử trong giao tiếp, nội quy nhà trường, quy chế thi đua…) đều lấy ý kiến đóng góp của tập thể, mọi người được tham gia thảo luận một cách dân chủ, thẳng thắn. Các ý kiến đóng góp đều được tiếp thu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường [H1-1.9-01].
- Các trường hợp khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, góp ý của các cá nhân trong và ngoài nhà trường đều được giải quyết đúng quy định và kịp thời bảo đảm sự công bằng, minh bạch trong giải quyết, không có tình trạng trù dập, thiên vị trong giải quyết phản ánh, góp ý [H1-1.9-01].
- Mỗi năm nhà trường đều thực hiện báo cáo tình hình thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị [H1-1.9-02].
Mức 2
Nhà trường phối hợp cùng với Công đoàn thành lập Ban Thanh tra nhân dân để giám sát các hoạt động của trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phối hợp tổ chức kiểm tra tài chính, thực hiện các quy chế, nội quy, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai sử dụng quản lý tài chính, tài sản, phân công, phân nhiệm bảo đảm công khai, minh bạch. Tuy nhiên, nhà trường chưa xây dựng được cơ chế tổ chức giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn [H1-1.9-03]; [H1-1.9-04]; [H1-1.9-05]; [H1-1.9-06].
2. Điểm mạnh
Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị, các cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường. Các phản ánh, góp ý đều được xử lý đầy đủ, kịp thời và đúng quy định. Có báo cáo định kỳ về tự kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị; phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn để xây dựng cơ chế giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị.
3. Điểm yếu
Công tác giám sát chưa thường xuyên nhất giám sát thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị |
Hoàn thiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
Thực hiện tốt việc công khai các hoạt động của trường |
Quy chế dân chủ |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng; chủ tịch công đoàn |
Năm học 2022-2023 |
|
2 |
Xây dựng cơ chế giám sát thực hiện quy chế dân chủ |
Phối hợp với Công đoàn xây dựng cơ chế giám sát thực hiện quy chế dân chủ |
Quy chế giám sát thực hiện quy chế dân chủ |
Chủ tịch công đoàn |
Hiệu trưởng; chủ tịch công đoàn |
Năm học 2022-2023 |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Trong năm học 2022 – 2023, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục xây dựng các quy chế, quy định có liên quan đến các cá nhân, các bộ phận làm công tác chuyên môn để mọi người tham gia đóng góp ý kiến. Tổ chức tốt công tác triển khai và giám sát thực hiện các quy tắc, quy chế bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Phối hợp với tổ chức Công đoàn để xây dựng cơ chế giám sát các hoạt động của đơn vị.
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Mức 1
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Để bảo đảm an ninh trật tự trong đơn vị, ngoài nhân viên làm công tác bảo vệ, nhà trường còn thành lập lực lượng cờ đỏ (mỗi lớp đề cử một hoặc hai học sinh) tham gia giữ gìn an ninh trật tự trong trường học. Nhà trường còn thành lập Ban bảo vệ an toàn an ninh trật tự trong nhà trường, Ban phòng cháy chữa cháy, Ban an toàn giao thông, Ban chăm sóc sức khỏe, Ban giáo dục pháp luật... đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống thảm họa thiên tai; phòng chống dịch bệnh; phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn bố trí được các camera để giám sát xử lý các sự việc nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường Các năm qua nhà trường được ngành chức năng kiểm tra công nhận trường học an toàn, an ninh [H1-1.10-01]; [H1-1.10-02].
- Nhà trường có bố trí hộp thư góp ý để cho giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh phản ánh thông tin. Thông tin đầy đủ và kịp thời cho học sinh các số điện thoại đường dây nóng, cung cấp cho học sinh email nhungdieuemmuonnoi@gmail.com để các em học sinh phản ánh thông tin. Ngay từ đầu năm học, các giáo viên chủ nhiệm còn cung cấp đầy đủ số điện thoại của lãnh đạo nhà trường cho tất cả cha mẹ học sinh và các em học sinh được biết [H1-1.10-03]; [H1-1.10-04].
- Không có hiện tượng kỳ thị, các em học sinh khuyết tật đều được đối xử công bằng và được quan tâm nhiều hơn; các em học sinh đều được quan tâm giáo dục bình đẳng trong các lĩnh vực giáo dục của nhà trường. Không có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường [H1-1.5-03]; [H1-1.5-05]; [H1-1.10-05].
Mức 2
- Trong các năm học vừa qua, nhà trường phối hợp ngành y tế và công an huyện để tổ chức tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống thảm họa thiên tai; phòng chống dịch bệnh covid-19, bệnh sốt xuất huyết...; phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường. Ngoài ra, Ban giáo dục pháp luật; Ban giáo dục chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên, Ban giáo dục phòng chống đuối nước của trường còn tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng chống đuối nước, phòng chống dịch bệnh cho các em học sinh theo hình thức sinh hoạt chuyên đề [H1-1.10-06]; [H1-1.10-07]; [H1-1.10-08]; [H1-1.10-09].
- Nhà trường xây dựng được đội cờ đỏ để giữ gìn an ninh trật tự, đồng thời giúp cho trường thu thập, đánh giá, xử lý nhanh các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự; phát hiện kịp thời và ngăn chặn hiện tượng gây gỗ đánh nhau làm mất an ninh trật tự trong nhà trường khá tốt. Bên cạnh đó, bảo vệ nhà trường còn thường xuyên theo dõi tình hình của học sinh trong từng buổi học [H1-1.10-10].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học, bố trí được hộp thư góp ý và các camera quan sát. Không có hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc vi phạm về bình đẳng giới. Hằng năm đều thành lập được các Ban chức năng để tuyên truyền giáo dục các em học sinh ý thức giữ gìn an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ...
3. Điểm yếu
Do số lượng học sinh đông, việc theo dõi quan sát chưa chặt chẽ nên vẫn còn hiện tượng học sinh đùa giỡn bạo lực dễ gây xích mích lẫn nhau.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Tăng cường giữ gìn an ninh trật tự trong nhà trường; luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường |
Xây dựng tốt nền nếp tự quản của lớp, chú trọng công tác giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường.
|
Nhà trường không có vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường |
Hiệu trưởng |
Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh |
Hằng năm |
|
2 |
Đẩy mạnh việc tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường |
Phối hợp với các ngành chức năng để tuyên truyền giáo dục các nội dung nêu trên |
Tổ chức được các chuyên đề đã nêu |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất |
Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan chức năng để tổ chức thực hiện các chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường.
- Xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai; nhân viên y tế học có phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
- Lồng ghép trong các hoạt động của trường, của lớp để tuyên truyền giáo dục học sinh thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường.
- Phát huy vai trò của đội cờ đỏ để xây dựng nền nếp nhà trường.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Mức 1
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều có trình độ chuyên môn đại học, đều là đảng viên, đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị và đều được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học [H2-2.1-01]; [H2-2.1-02]; [H2-2.1-03]; [H2-2.1-04].
- Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều được đánh giá đạt chuẩn loại khá theo Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [H2-2.1-05].
- Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều tham gia bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực quản lý tài chính, bồi dưỡng chương trình thay sách…) [H1-1.7-02]; [H2-2.1-06].
Mức 2
- Trong 5 năm qua, Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều được đánh giá đạt chuẩn loại khá theo Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [H2-2.1-05].
- Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều được tham gia học tập bồi dưỡng chính trị và được tập thể nhà trường tín nhiệm [H1-1.4-01]; [H1-1.4-02]; [H2-2.1-03].
Mức 3
Trong 5 năm qua, Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều được đánh giá đạt chuẩn loại khá theo Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Riêng trong năm 2022, hiệu trưởng được đánh giá mức đạt tốt [H2-2.1-05].
2. Điểm mạnh
Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đạt các tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và năng lực nghiệp vụ quản lý nhà trường theo quy định, hàng năm được đánh giá đạt chuẩn loại khá. Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được đồng nghiệp tín nhiệm.
3. Điểm yếu
Các Phó hiệu trưởng chỉ đạt chuẩn ở mức loại khá.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo nhà trường |
Tổ chức cho đội ngũ lãnh đạo tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. |
Hiệu trưởng được xếp loại tốt về chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng tăng cường học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý theo chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng để đạt được mức tốt, góp phần nâng cao thành tích của đơn vị.
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên
Mức 1
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, giáo viên có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường hiện nay có 68 người (kể cả giáo viên Tổng phụ trách Đội) đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT-BNV ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/06/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009, số lượng giáo viên các bộ môn cụ thể như sau:
- Ngữ văn: |
12 |
- Lịch sử: |
4 |
- Địa lý: |
4 |
- Giáo dục công dân: |
2 |
- Tiếng Anh: |
7 |
- Âm nhạc: |
2 |
- Mỹ thuật: |
2 |
- Toán: |
10 |
- Vật lý: |
5 |
- Hóa học: |
3 |
- Sinh học: |
4 |
- Tin học: |
5 |
- Công nghệ: |
4 |
- Thể dục: |
4 |
|
|
Tỉ lệ giáo viên/lớp là 1,84 (bao gồm Tổng phụ trách Đội) [H1-1.7-03].
- Có 97,06% giáo viên của nhà trường đều đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường phổ thông (trong đó có 01 giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ), hiện nay còn 2 giáo viên chưa đạt chuẩn chuyên môn (01 giáo viên chuẩn bị nghỉ hưu và 01 giáo viên đang học nâng cao trình độ chuyên môn) [H2-2.2-01].
- Có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức đạt trở lên trong đánh giá hằng năm học theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [H2-2.2-02].
Mức 2
- Trong 05 năm liên tiếp, từ năm học 2017-2018 đến nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo của nhà trường được duy trì ổn định, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn đào tạo đạt 97,06% (trong đó có 01 giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn với tỉ lệ 1,47%), hiện nay nhà trường có 01 giáo viên đang tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định hiện hành [H2-2.2-01].
- Trong 05 năm liên tiếp, từ năm học 2017-2018 đến nay, trường luôn có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức đạt trở lên, trong đó có hơn 90% đạt mức khá trở lên [H2-2.2-02].
- Các giáo viên đều có khả năng thực hiện và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho các em học sinh; các giáo viên bộ môn có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học nhưng không đồng đều ở các lĩnh vực, các năm học qua đều có sản phẩm tham gia dự thi cấp huyện và đạt giải, riêng trong năm 2021 – 2022 các em đạt 4 giải nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp huyện. Trong các năm học qua, nhà trường không có giáo viên bị vi phạm kỷ luật cảnh cáo trở lên [H2-2.2-03]; [H2-2.2-04].
Mức 3
- Trong 05 năm liên tiếp, từ năm học 2017-2018 đến nay, trường luôn có hơn 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên, trong đó tỉ lệ giáo viên đạt mức tốt đạt trên 30% [H2-2.2-02].
- Trong 05 năm liên tiếp, từ năm học 2017-2018 đến nay, giáo viên đều có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện [H1-1.4-08].
2. Điểm mạnh
Trường có đội ngũ giáo viên đủ về cơ cấu và số lượng ở tất cả các bộ môn, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn đạt 97,06%; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ mức đạt trở lên, trong đó giáo viên được đánh giá chuẩn đạt mức khá với tỉ lệ cao được duy trì ổn định trong các năm học.
3. Điểm yếu
Tỉ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn chuyên môn còn 2,94% do có sự điều chỉnh theo quy định mới. Đội ngũ giáo viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học chưa đồng đều ở các lĩnh vực.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn theo quy định |
Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định |
100% giáo viên đều đạt chuẩn chuyên môn. |
Hiệu trưởng |
Giái viên bộ môn |
Hoàn thành năm 2023-2024 |
|
2 |
Nâng cao năng lực cho giáo viên có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học |
Tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kỹ năng nghiên cứu khoa học |
Giáo viên tổ chức được các hoạt động trải nghiệp và công tác hướng nghiệp trong nhà trường; bản thân mỗi giáo viên đều có khả năng hướng dẫn cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học. |
Hiệu trưởng |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn |
Hằng năm |
|
3 |
Nâng cao tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp đạt từ loại khá trở lên; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường |
- Tổ chức cho đội ngũ giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn.
- Phát động phong trào nghiên cứu khoa học bằng các hình thức thi đua |
Hiệu trưởng |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn |
Hằng năm |
|
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Nhà trường tiếp tục quán triệt cho đội ngũ nội dung Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, xây dựng rõ các mức minh chứng cần đạt được trong mỗi tiêu chí để giáo viên có căn cứ để học tập và rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo các quy định của chuẩn nghề nghiệp.
Phát động phong trào thi đua nghiên cứu khoa học trong đội ngũ, khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học tạo ra được các sản phẩm thiết thực phù hợp với hoạt động giáo dục của nhà trường.
Năm học 2022-2023, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quy hoạch bồi dưỡng giáo viên tự học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện hành, khuyến khích giáo viên tham gia tự học nâng cao trình độ chuyên môn.
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
Mức 1
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm.
b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Nhà trường hiện có 06 nhân viên, đủ số người làm việc theo vị trí việc làm để đảm nhiệm các nhiệm vụ, cụ thể gồm: 01 nhân viên kế toán; 01 nhân viên y tế; 01 nhân viên thư viện, 01 nhân viên Công nghệ thông tin; 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên thiết bị. Ngoài ra, trường còn có 02 nhân viên bảo vệ và 01 nhân viên phục vụ được hợp đồng theo mức khoán theo Nghị định số 04/NĐHN-BNV ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp [H2-2.3-01].
- Các nhân viên đều được phân công nhiệm vụ phù hợp với vị trí việc làm và năng lực chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo [H2-2.3-02].
- Trong các năm học qua, các nhân viên đều hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao [H2-2.3-03].
Mức 2
- Hiện nay, trường có 06 nhân viên, đủ số lượng và cơ cấu để bố trí nhiệm vụ theo vị trí việc làm [H2-2.3-04].
- Trong 5 năm liên tiếp, không có nhân viên nào bị vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, các nhân viên đều chấp hành tốt sự phân công, thực hiện được nhiệm vụ được giao [H2-2.3-03].
Mức 3
- Các nhân viên đều đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định, riêng nhân viên Kế toán; Thiết bị đều đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn [H2-2.2-01].
- Các nhân viên đều được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức hằng năm cho từng vị trí việc làm [H2-2.3-05].
2. Điểm mạnh
Nhân viên của nhà trường đảm nhận được nhiệm vụ theo vị trí được phân công, thực hiện công việc khá tốt. Nhân viên đều đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, các nhân viên đều tích cực tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn.
3. Điểm yếu
Số lượng nhân viên có trình độ trên chuẩn còn thấp.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Tổ chức cho nhân viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm. |
Tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. |
Đội ngũ nhân viên có năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ |
Hiệu trưởng |
Đội ngũ nhân viên |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo, hiệu trưởng tiếp tục tạo điều kiện cho nhân viên thư viện, nhân viên văn thư, nhân viên công nghệ thông tin được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh
Mức 1
a) Đảm bảo về tuổi học sinh theo quy định;
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;
c) Được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2
Học sinh vi phạm các hành vi không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và có chuyển biến tích cực.
Mức 3
Học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Các em học sinh đang học tại trường đảm bảo về độ tuổi theo quy định tại điều 33 của Điều lệ trường phổ thông, không có học sinh học trước tuổi, tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt bình quân là 90,17% [H2-2.4-01].
- Từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức cho học sinh học tập nội quy, thảo luận về nhiệm vụ của học sinh theo Điều lệ trường phổ thông, học sinh của trường thực hiện tốt nhiệm vụ của người học; thực hiện tốt hành vi, ngôn ngữ, ứng xử theo quy định, trang phục phù hợp lứa tuổi. [H1-1.5-04]; [H2-2.4-02].
- Học sinh nắm chắc các quyền của các em theo Điều lệ trường phổ thông trong quá trình học tập tại trường thông qua việc học tập nội quy, thảo luận nhiệm vụ học sinh trong các buổi sinh hoạt đầu năm của giáo viên chủ nhiệm. Các em được đối xử bình đẳng, dân chủ, đảm bảo các quyền lợi về học tập, vui chơi; được tham gia các hoạt động ngoài giờ để nâng cao kỹ năng sống, thể chất. Bên cạnh đó, nhà trường tạo nhiều điều kiện sinh hoạt để giáo dục giá trị sống và giúp các em hiểu rõ hơn về các quyền của các em [H1-1.5-04]; [H2-2.4-02]; [H2-2.4-03].
Mức 2
Tổ chức đội cờ đỏ và tổ chức Đội thực hiện khá tốt công tác kiểm tra, giám sát và quản lý đội viên, lực lượng giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình bám trường, bám lớp nên phát hiện kịp thời các học sinh vi phạm các hành vi không được làm (Điều 37 Điều lệ trường phổ thông) nên có biện pháp giáo dục thích hợp đối với từng em học sinh. Từ đó, giúp cho các em học sinh có chuyển biến tích cực trong rèn luyện hành vi, sửa chữa sai phạm [H1-1.10-10]; [H2-2.4-04].
Mức 3
Học sinh có thành tích trong học tập khá cao, có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường. Tỉ lệ học sinh giỏi của trường so với các trường trong nhóm ở mức tương đương bình quân của huyện. Tỉ lệ học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện trong mỗi năm đều có tăng và đang nằm ở tốp 4 trường có nhiều học sinh đạt giải cấp huyện. Ngoài ra, các thành tích khác như tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trại hè bán trú tiếng Anh, thi giới thiệu sách cấp huyện đều mang về cho trường nhiều giải thưởng giúp cho trường từng bước nâng cao được giá trị trong cộng đồng [H1-1.2-06]; [H2-2.2-04]; [H2-2.4-05]; [H2-2.4-06]; [H2-2.4-07].
2. Điểm mạnh
Học sinh đang học tại trường đảm bảo được độ tuổi theo quy định, tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt trên 90,17%. Các em học sinh thực hiện các nhiệm vụ được quy định theo Điều lệ trường phổ thông. Nhà trường luôn đảm bảo cho các em được thể hiện các quyền của mình trong thời gian theo học tại trường. Ngoài ra các em học sinh luôn được nhà trường kiểm tra theo dõi giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức, hạn chế các em học sinh vi phạm nội quy. Học sinh học tập có nhiều thành tích cao góp phần nâng cao chất lượng, giá trị và thương hiệu cho trường trong các năm học vừa qua.
3. Điểm yếu
Vẫn còn học sinh vi phạm nội quy nhà trường trong thực hiện nền nếp, tác phong.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Tăng cường xây dựng nền nếp nhà trường, thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. |
- Xây dựng nền nếp tự quản của lớp.
- Tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống.
- Giáo dục học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường. |
Không có học sinh xếp loại rèn luyện hoặc hạnh kiểm yếu |
Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ |
Tổng phụ trách, GVCN |
|
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Từ năm học 2022 – 2023, nhà trường tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đội cờ đỏ và vai trò của tổ chức Đội để theo dõi giám sát tình hình rèn luyện phẩm chất, hành vi đạo đức không để học sinh vi phạm nội quy, vi phạm các điều mà học sinh không được làm theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương trong việc quản lý giáo dục học sinh, tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật nhằm giáo dục hành vi đạo đức học sinh.
Ban giám hiệu tích cực phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng nguồn quỹ khuyến học, khuyến tài để khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, khuyến khích học sinh hăng hái thi đua học tập tốt. Nâng cao chất lượng dạy học và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác quản lý giáo dục học sinh.
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập
Mức 1
a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;
b) Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh;
c) Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Mức 2
Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.
Mức 3
Các trường nội thành, nội thị có diện tích ít nhất 6m2/học sinh; các trường khu vực nông thôn có diện tích ít nhất 10m2/học sinh; đối với trường trung học được thành lập sau năm 2001 đảm bảo có diện tích mặt bằng theo quy định. Khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Khuôn viên nhà trường riêng biệt, có trồng nhiều cây xanh, hoa kiểng được bố trí hợp lý, thoáng mát. Mỗi buổi đều có tổ chức cho học sinh trực nhật vệ sinh sân trường. Có sân chơi cho học sinh đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, rất thuận lợi trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, do sân trường đang tiến hành xây dựng nên việc làm công viên cây xanh theo kế hoạch chưa được triển khai thực hiện đầy đủ [H3-3.1-01]; [H3-3.1-02]; [H3-3.1-03]; [H3-3.1-09].
- Trường có đủ cổng, biển tên trường đúng quy định, có hàng rào bao quanh, trong đó hàng rào mặt trước trường là hàng rào được xây dựng kiên cố đảm bảo được tính thẩm mỹ, hàng rào các phía giáp nhà dân đều được xây tường kiên cố [H3-3.1-04]; [H3-3.1-05]; [H3-3.1-09].
- Sân chơi cho học sinh rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo vệ sinh. Khu bãi tập có sân bóng rổ, sân cầu lông, có đủ thiết bị tối thiểu, khu học tập đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường [H3-3.1-03]; [H3-3.1-06]; [H3-3.1-07].
Mức 2
Khu sân chơi, bãi tập rộng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giảng dạy và học tập môn thể dục và đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục khác [H3-3.1-03]; [H3-3.1-06]; [H3-3.1-09].
Mức 3
Diện tích toàn bộ khuôn viên trường là 13.895 m2 đủ diện tích cho 1374 em học sinh học tập và sinh hoạt (bình quân 10,1m2/học sinh). Có khu sân chơi và bãi tập chiếm diện tích hơn 4.000m2 gần bằng 1/3 diện tích toàn trường [H3-3.1-03]; [H3-3.1-08]; [H3-3.1-09].
2. Điểm mạnh
Trường có khuôn viên riêng biệt, nhiều cây xanh, thoáng mát, sạch đẹp và an toàn. Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh đúng quy định. Sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Diện tích khuôn viên trường rộng đạt hơn 10m2/học sinh, có đủ diện tích theo quy định.
3. Điểm yếu
Chưa xây dựng công viên cây xanh; sân chơi chưa bố trí được nhiều thiết bị phục vụ cho học sinh luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên nhà trường còn phần diện tích đất 5.290m2 (trên tổng diện tích 13.895m2) đến nay chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú có ban hành Công văn số 948/UBND-VP ngày 16/11/2022 về việc giao đất cho trường THCS Vĩnh Thạnh Trung, cam kết chỉ đạo các ngành chức năng huyện hỗ trợ, cung cấp hồ sơ có liên quan hỗ trợ cho trường xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần diện tích còn lại nêu trên.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan nhà trường |
Làm sân chơi bãi tập, khu tập thể dục, thể thao |
Sân chơi và khu tập thể dục có đủ dụng cụ |
Hiệu trưởng |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Trong năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục huy động nguồn vốn từ xã hội hóa để tiếp tục hoàn thiện hàng rào hiện nay đang được làm bằng lưới B40 tạm bợ. Tiếp tục phân công các lớp trồng thêm hoa kiểng để tạo cảnh quan nhà trường. Bên cạnh đó, hiệu trưởng tích cực tham mưu với ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành liên quan hỗ trợ việc thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối phần diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận.
Phát động phong trào kế hoạch nhỏ để trang bị các dụng cụ thể dục trên sân cho các em có điều kiện tập luyện.
Tập trung xây dựng cảnh quan nhà trường, tạo nhiều sân chơi cho các em học sinh.
Tiêu chí 3.2: Phòng học
Mức 1
a) Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
b) Có đủ phòng học bộ môn theo quy định;
c) Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống.
Mức 2
a) Phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
b) Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định.
Mức 3
Các phòng học, phòng học bộ môn có đủ các thiết bị dạy học theo quy định. Có phòng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh hoàn cảnh đặc biệt (nếu có).
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Nhà trường có 20 phòng học, có đủ bàn ghế cho học sinh (mỗi phòng học được bố trí ít nhất 21 bộ bàn ghế), phù hợp với tầm vóc các em, tuy nhiên hiện nay đã hư hỏng xuống cấp do sử dụng quá lâu năm. Có đủ bàn ghế dành cho giáo viên, mỗi phòng học đều được bố trí bảng viết chống lóa, phòng học thoáng mát, đủ điều kiện về ánh sáng, đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày [H1-1.6-06]; [H3-3.1-09]; [H3-3.2-01].
- Nhà trường có đủ các phòng học bộ môn, cụ thể gồm 11 phòng học bộ môn như sau: 3 phòng bộ môn Khoa học tự nhiên, 2 phòng học môn Tin học; 2 phòng học môn Ngoại ngữ; 1 phòng học môn Công nghệ; 1 phòng học môn Âm nhạc; 1 phòng học môn Mỹ thuật; 1 phòng học môn Khoa học xã hội [H3-3.1-09]; [H3-3.2-02].
- Nhà trường có đủ phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống [H3-3.1-09]; [H3-3.2-03].
Mức 2
- Trường có 20 phòng học đều được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập; các phòng học bộ môn đã được xây dựng đều đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành [H3-3.1-09]; [H3-3.2-04]; [H3-3.2-05].
- Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định, gồm có các phòng: Thư viện; thiết bị; tư vấn tâm lý học đường [H3-3.1-09]; [H3-3.2-06]; [H3-3.2-07].
Mức 3
Các phòng học đều bố trí được các Tivi màn ảnh rộng, có hệ thống mạng wifi đến mỗi phòng học, có hệ thống camera quan sát và camera phục vụ cho dạy học trực tuyến, phòng học bộ môn của trường có đủ các thiết bị dạy học theo quy định [H1-1.6-06]; [H3-3.2-01]; [H3-3.2-07].
2. Điểm mạnh
Trường có đủ phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế học sinh và phù hợp với tầm vóc của các em. Có đủ bàn ghế cho giáo viên và các thiết bị tối thiểu tại các phòng học. Các phòng học đều được trang bị các thiết bị phục vụ cho việc dạy học.
3. Điểm yếu
Bàn ghế học sinh có 60 bộ đã xuống cấp chưa được thay thế.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
- Tham mưu với ngành xây dựng các phòng học bộ môn còn thiếu
- Trang bị thêm các thiết bị phục vụ dạy học cho các phòng học bộ môn hiện có |
Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất trang bị cho các phòng học bộ môn |
- Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu.
- Có đủ các phòng học bộ môn. |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, tổ trưởng chuyên môn, nhân viên thiết bị, giáo viên phụ trách phòng học bộ môn |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Từ năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo, hiệu trưởng nhà trường tiếp tục tham mưu với ngành để ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định, đặc biệt là xây dựng thêm 02 phòng học đa năng và cơ sở vật chất còn thiếu nhằm đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định hiện hành. Tiếp tục sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có để phục vụ cho hoạt động dạy học của trường hiện nay, thường xuyên kiểm tra rà soát và sửa chữa kịp thời tất cả bàn ghế học sinh bị hỏng và tham mưu với ngành để cấp mới thay thế những bàn ghế đã xuống cấp.
Tiêu chí 3.3: Khối hành chính - quản trị
Mức 1
a) Đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường;
b) Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
c) Định kỳ sửa chữa, bổ sung các thiết bị khối hành chính - quản trị.
Mức 2
Khối hành chính - quản trị theo quy định; khu bếp, nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo điều kiện sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
Mức 3
Khối hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Nhà trường có khối hành chính quản trị mới đưa vào sử dụng, có đủ các phòng làm việc cụ thể như sau: 01 phòng hiệu trưởng, 02 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng của tổ chức Đảng, đoàn thể, 01 phòng văn phòng; 01 phòng bảo vệ, 01 khu vệ sinh cho giáo viên; 01 nhà để xe giáo viên [H3-3.1-09]; [H3-3.3-01].
- Khu để xe hợp lý, có khu vực dành riêng cho giáo viên và học sinh, nhà để xe giáo viên có diện tích 200m2, nhà để xe học sinh có diện tích hơn 500 m2. Nơi để xe an toàn, bảo đảm trật tự, ngăn nắp [H3-3.1-09]; [H3-3.3-02].
- Việc thực hiện sửa chữa, mua sắm bổ sung tài sản khối hành chính quản trị được duy trì thường xuyên, bảo đảm các loại tài sản đều được sử dụng tốt. [H1-1.6-06]; [H3-3.3-03].
Mức 2
Nhà trường có khối hành chính quản trị đủ để sử dụng và phục vụ cho các hoạt động của nhà trường, khối hành chính gồm có các phòng làm việc như sau: 01 phòng Hiệu trưởng; 02 phòng Phó Hiệu trưởng; 01 văn phòng; 01 phòng bảo vệ; 01 phòng Chi bộ; có đủ nhà vệ sinh riêng biệt cho giáo viên nam nữ [H3-3.1-09].
Mức 3
Khối hành chính quản trị có đủ trang thiết bị, được bố trí sử dụng hợp lý, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của nhà trường [H1-1.6-06]; [H3-3.1-09].
2. Điểm mạnh
Trường có khối hành chính đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị. Khối hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ hiệu quả các hoạt động, các trang thiết bị được sửa chữa, bổ sung thường xuyên.
Trường có khu vực để xe riêng cho giáo viên và học sinh, nơi để xe rộng rãi, thông thoáng, sạch đẹp và được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự. Có khu hành chính quản trị thông thoáng, được bố trí hợp lý khoa học.
3. Điểm yếu
Chưa có các phòng họp cho các tổ chuyên môn.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Sắp xếp, bố trí lại các phòng làm việc bảo đảm cho hoạt động của trường đạt hiệu quả |
- Bố trí lại các phòng làm việc.
- Xây dựng quy chế sử dụng tài sản công |
Có đủ phòng làm việc.
Hoàn thiện quy chế sử dụng tài sản công |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
Năm học 2022-2023 |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Từ năm học 2022 – 2023, hiệu trưởng tiếp tục tham mưu với ngành để xây dựng thêm các phòng họp của các tổ chuyên môn theo quy định, xem xét bố trí, sắp xếp lại nơi làm việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường. Hoàn thiện quy chế sử dụng tài sản công để tăng cường công tác bảo quản và sử dụng có hiệu quả các tài sản hiện có.
Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1
a) Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2
a) Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định.
b) Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Trường có 02 nhà vệ sinh cho học sinh riêng biệt cho nam, nữ đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên. Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ không gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên khu vệ sinh chưa thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập [H3-3.1-09]; [H3-3.4-01].
- Nhà trường có hệ thống cống thoát nước tiêu thoát nước khá tốt. Trường có hệ thống nước sinh hoạt đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay trường sử dụng nước uống đóng bình cho học sinh và giáo viên [H3-3.4-02]; [H3-3.4-03]; [H3-3.4-04].
- Việc thu gom rác và xử lý chất thải luôn đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà trường phân công các em học sinh trực nhật làm vệ sinh môi trường mỗi ngày, có đủ thùng chứa rác, sọt chứa rác. Rác thải được công ty môi trường đô thị thu gom mỗi ngày nên không gây ô nhiêm môi trường. Trường luôn sạch, đẹp, học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường [H3-3.1-01]; [H3-3.4-05]; [H3-3.4-06].
Mức 2
- Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định, nhà vệ sinh cho học sinh được bố trí gần hoặc gắn liền với khối các phòng học [H3-3.1-09]; [H3-3.4-01].
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt do ngành nước cung cấp, việc thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. Hệ thống thoát nước đảm bảo được yêu cầu tiêu thoát nước, không có nước ứ đọng sân trường trong mùa mưa [H3-3.4-02]; [H3-3.4-03]; [H3-3.4-06].
2. Điểm mạnh
Trường có nhà vệ sinh riêng biệt cho giáo viên, học sinh, được bố trí hợp lý. Các nhà vệ sinh đều được bảo quản sạch sẽ không gây ô nhiễm môi trường. Có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng để phục vụ cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường sử dụng nước uống đóng bình đạt yêu cầu về vệ sinh, đảm bảo đủ nước uống hằng ngày cho giáo viên và học sinh. Việc thu gom rác và xử lý chất thải luôn đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà trường phân công các em học sinh trực nhật làm vệ sinh môi trường mỗi ngày, có đủ thùng chứa rác, sọt chứa rác. Rác thải được công ty môi trường đô thị thu gom mỗi ngày nên không gây ô nhiêm môi trường. Hệ thống thoát nước đảm bảo được yêu cầu tiêu thoát nước, không có nước ứ đọng trong sân trường.
3. Điểm yếu
Nhà vệ sinh học sinh không thuận tiện cho học sinh khuyết tật sử dụng.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Tiếp tục cải tạo, sửa chữa và bảo quản các công trình hiện có |
Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch |
Bảo quản tốt các công trình hạ tầng, trường lớp luôn sạch đẹp |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng tăng cường công tác xã hội hóa để xây dựng hệ thống cung cấp nước uống cho học sinh; làm hệ thống đường dẫn và nhà vệ sinh cho các học sinh khuyết tật.
Tiêu chí 3.5: Thiết bị
Mức 1
a) Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;
b) Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định;
c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3
Phòng thí nghiệm hoặc khu vực thực hành (nếu có) đủ thiết bị đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả; thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Bộ phận hành chính được trang bị đầy đủ các thiết bị phục cho hoạt động của nhà trường, cụ thể như: máy vi tính có kết nối internet, máy in, máy photocopy, máy in màu và các thiết bị khác [H1-1.6-06]; [H3-3.3-04].
- Nhà trường có đầy đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học, đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập [H3-3.5-01].
- Hằng năm, nhà trường đều có tổ chức kiểm kê, rà soát về số lượng và chất lượng thiết bị dạy học nhằm đánh giá công tác quản lý, sử dụng đồ dùng dạy học. Qua đó, nhà trường tiến hành sửa chữa và mua bổ sung các thiết bị, đồ dùng còn thiếu phục vụ cho hoạt động dạy học [H3-3.5-02]; [H3-3.5-03].
Mức 2
- Hệ thống các máy vi tính phục vụ công tác quản lý đều được kết nối internet, trường có 02 phòng bộ môn tin học với 72 máy tính đều được kết nối internet đảm bảo giảng dạy thuận lợi [H3-3.5-04].
- Trường có đủ các thiết bị dạy học các bộ môn, được bố trí sắp xếp hợp lý phù hợp cho việc phục vụ hoạt động dạy học của trường [H3-3.5-01].
- Mỗi năm, nhà trường đều mua sắm bổ sung các loại thiết bị bị hư hỏng, vật tư thí nghiệm bị hao mòn đảm bảo đủ đồ dùng cho việc tổ chức dạy học. Ngoài ra, nhà trường tổ chức phong trào thi làm đồ dùng dạy học, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng để bổ sung thêm các loại thiết bị cần thiết cho quá trình giảng dạy của mình [H3-3.5-03]; [H3-3.5-05].
Mức 3
Các phòng học bộ môn đều có đầy đủ thiết bị đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường [H3-3.5-05]; [H3-3.5-06]; [H3-3.5-07]; [H3-3.5-08] .
2. Điểm mạnh
Trường có đủ các thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính phục vụ quản lý và giảng dạy đều được kết nối internet, đáp ứng được yêu cầu dạy học và quản lý hiện nay. Hằng năm nhà trường có tổ chức kiểm kê, mua sắm bổ sung thiết bị và tổ chức tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung thêm các loại thiết bị cần thiết cho quá trình giảng dạy của trường.
3. Điểm yếu
Thiết bị dạy học chưa được cấp phát kịp thời nhất là các thiết bị phục vụ cho dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Trang bị đầy đủ các thiết bị cho các hoạt động của bộ phận văn phòng .
Trang bị thêm các phương tiện phục vụ dạy học (Tivi, thiết bị thực hành…) |
Xây dựng kế hoạch mua sắm, tu bổ cơ sở vật chất
Đủ các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học |
Có đủ trang thiết bị phục vụ dạy học và các hoạt động hành chính |
Hiệu trưởng |
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, kế toán, thiết bị |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Năm học 2022 – 2023, Hiệu trưởng tích cực tham mưu với ngành để trang cấp các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường. Xây dựng tiêu chí thi đua có nội dung tự làm đồ dùng dạy học để khuyến khích giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học tự phục vụ cho các tiết dạy của mình và tham gia dự thi cấp huyện.
Xây dựng kế hoạch mua sắm, tu bổ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động hành chính. Trang bị đủ các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học, nhất là các phương tiện phục vụ cho giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
Tiêu chí 3.6: Thư viện
Mức 1
a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;
c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.
Mức 2
Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên.
Mức 3
Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học tiên tiến trở lên; hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Thư viện của trường được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường. Số lượng sách báo có tại thư viện cụ thể như sau: sách tham khảo 4217 bản (1760 tên sách); sách dùng cho giáo viên (sách nghiệp vụ) 1078 bản (276 tên sách); sách giáo dục đạo đức 397 bản (98 tên sách); sách giáo khoa 5745 bản 114 (tên sách) [H3-3.6-01].
- Hoạt động của thư viện đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học và các hoạt động khác của giáo viên, nhân viên, học sinh. Thư viện thu hút được học sinh đến đọc sách, mỗi năm đều tổ chức cho các em học sinh có hoàn cảnh nghèo, khó khăn được mượn sách. Ngoài ra, thư viện còn tổ chức các hoạt động giới thiệu sách mới hoặc sách hiện có tại thư viện để học sinh và giáo viên tìm đọc. Mỗi năm bộ phận thư viện thực hiện được nhiều chuyên đề phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường [H3-3.6-02]; [H3-3.6-03]; [H3-3.6-04].
- Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung thêm sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo. Tuy nhiên, việc bổ sung mua sắm khá khó khăn nên thư viện tổ chức huy động sách từ học sinh và giáo viên của trường nhằm tăng thêm sự phong phú nguồn sách tại thư viện [H3-3.6-05]; [H3-3.6-06].
Mức 2
Thư viện được công nhận đạt chuẩn từ năm 2007, năm 2022 được Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục công nhận danh hiệu Thư viện trường học duy trì đạt chuẩn theo quy định [H3-3.6-07].
Mức 3
Máy tính của thư viện được kết nối internet đáp ứng tốt cho nghiệp vụ thư viện. Thư viện chưa đạt chuẩn tiên tiến do chất lượng hoạt động chưa hiệu quả [H3-3.5-04].
2. Điểm mạnh
Thư viện đã được Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang công nhận lại thư viện duy trì đạt chuẩn (theo Quyết định số 2319/QĐ-SGDĐT ngày 04/11/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang), thư viện được trang bị nhiều sách, báo, tạp chí... Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học và các hoạt động khác của nhà trường, có tổ chức cho các em học sinh mượn sách. Tổ chức tốt các hoạt động giới thiệu sách và thực hiện được nhiều chuyên đề phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường. Thư viện được kiểm kê, bổ sung thêm sách, báo mỗi năm.
3. Điểm yếu
Chất lượng hoạt động của thư viện chưa cao, không phong phú về mặt nội dung, hoạt động của thư viện còn đơn điệu, bản thân cán bộ thư viện chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, không làm tốt nghiệp vụ thư viện, ít học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện đặc biệt là năng lực của cán bộ thư viện |
Nâng cao năng lực của cán bộ thư viên bằng hình thức tự bồi dưỡng |
Thư viện đạt mức 2 theo Thông tư 16 |
Phó hiệu trưởng chuyên môn |
Cán bộ thư viện |
Hằng năm |
|
2 |
Đầu tư trang bị thêm nguồn tài nguyên cho thư viện, làm phong phú hoạt động của thư viện |
Xây dựng kế hoạch trang bị thêm nguồn sách báo cho thư viện. tổ chức các hoạt động có liên quan đến công tác thư viện.
Đầu tư mua sắm các loại thiết bị, máy tính thực hiện thư viện số |
Đủ nguồn tài nguyên theo quy định.
Thư viện đáp ứng yêu cầu số hóa |
Hiệu trưởng |
Cán bộ thư viện |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Năm học 2022 – 2023, ban lãnh đạo nhà trường tổ chức chấn chỉnh lại hoạt động thư viện, rà soát đánh giá lại năng lực của cán bộ làm công tác thư viện, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua hình thức tự học để nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động dạy học của nhà trường.
Tổ chức phát động phong trào đọc sách trong nhà trường từ đầu năm học. Xây dựng kế hoạch phát động học sinh, giáo viên, phụ huynh tặng sách cho thư viện nhà trường. Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn thư viện đạt chuẩn tiên tiến, trích 3% kinh phí hoạt động thường xuyên để trang bị thêm sách tham khảo cho thư viện đảm bảo số lượng sách. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động thư viện theo các tiêu chuẩn mới của thư viện.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh
Mức 1
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
Mức 2
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.
Mức 3
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Mỗi năm học, nhà trường đều tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh để thành lập Ban đại diện Cha mẹ học sinh theo hướng dẫn tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, mỗi lớp đều thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực. Để đảm bảo thông tin giữa trường và phụ huynh, ngoài hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm, nhà trường còn tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh mỗi lớp 2 lần/năm học vào cuối học kì I và cuối năm học [H1-1.3-04]; [H1-1.10-04]; [H4-4.1-01].
- Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng được kế hoạch và phương hướng hoạt động cho mỗi năm học [H4-4.1-02].
- Trong từng năm học, Ban đại diện cha mẹ học sinh đều thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học, nhất là công tác huy động học sinh, hỗ trợ cho trường các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cùng chăm lo giáo dục học sinh [H4-4.1-03].
Mức 2
Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, nhiệt tình phối hợp với trường, với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập. Ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh trong các lần họp lớp [H1-1.10-06]; [H4-4.1-03]; [H4-4.1-04].
Mức 3
Ban đại diện cha mẹ học sinh làm rất tốt nhiệm vụ của mình, nhiệt tình phối hợp với trường tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. Tích cực phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Ngoài ra, Ban đại diện cha mẹ học sinh còn phối hợp với trường để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. Tuy nhiên, trong mỗi năm học Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và của lớp không ổn định nên không xây dựng được kế hoạch hoạt động lâu dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và giáo dục [H4-4.1-03]; [H4-4.1-04]; [H4-4.1-05]; [H4-4.1-06].
2. Điểm mạnh
Thành lập được Ban đại diện Cha mẹ học sinh của trường, lớp đúng theo quy định của Thông tư 55/2011TT-BGDĐT, Ban đại diện hoạt động có kế hoạch cụ thể và thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Công tác phối hợp với trường có hiệu quả và gắn kết chặt chẽ. Ban đại diện tích cực hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, quan tâm giáo dục hạnh kiểm học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu
Ban thường trực của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp không ổn định trong mỗi năm học nên không xây dựng được kế hoạch hoạt động hằng năm, ổn định lâu dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và giáo dục.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Củng cố tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh theo hướng ổn định lâu dài |
Rà soát giới thiệu nhân sự đề cử vào Ban đại diện đảm bảo tính ổn định dài lâu |
Thành lập được Ban đại diện CMHS ổn định. |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
Năm học 2022-2023 |
|
2 |
Đẩy mạnh công tác phối hợp có hiệu quả với Ban đại diện CMHS trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp. |
Xây dựng kế hoạch phối hợp và quy chế phối hợp làm việc với Ban đại diện cha mẹ học sinh |
Có quy chế phối hợp và kế hoạch làm việc giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
Năm học 2022-2023 |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Từ năm học 2022 – 2023 trở về sau, nhà trường tiếp tục tăng cường củng cố và ổn định thành phần thường trực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, bảo đảm được sự ổn định lâu dài. Trên có sở đó, trường và Ban đại diện xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm để có thể phát huy thành quả đạt được trong thời gian qua nhất là việc huy động nguồn lực xã hội xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo giáo dục học sinh.
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
Mức 1
a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
Mức 2
a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
Mức 3
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Nhà trường chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức tháng hành động vì sự nghiệp, huy động học sinh, phổ cập giáo dục, bảo đảm an toàn an ninh trật tự …để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục của nhà trường [H4-4.2-01]; [H4-4.2-02]; [H4-4.2-03].
- Vào tháng 9 hàng năm, trong hội nghị thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường lồng ghép nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bậc cha mẹ học sinh về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường trong năm học để phụ huynh biết và kết hợp với trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ năm học đã đề ra [H4-4.1-01]; [H4-4.1-02].
- Nhà trường tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể: các năm học qua đã vận động cha mẹ học sinh trang bị 17 Ti vi cho các lớp học; 20 máy tính để bàn; lắp đặt 12 camera; xây dựng 165 mét tường hàng rào; tặng 25 xe đạp cho học sinh nghèo; tặng hàng ngàn tập cho học sinh khó khăn; tặng 26 suất học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi…[H1-1.3-18]; [H4-4.2-04]; [H4-4.2-05].
Mức 2
- Nhà trường tích cực tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt tháng hành động vì sự nghiệp, tăng cường công tác huy động học sinh đến trường, hạn chế thấp nhất số học sinh bỏ học giữa chừng, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, tổ chức vận động phụ huynh học sinh tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện luôn đạt chỉ tiêu giao, giữ gìn an toàn và an ninh trật tự [H1-1.1-01]; [H4-4.1-02]; [H4-4.2-06]; [H4-4.2-07].
- Phối hợp với Trung tâm y tế huyện để thực hiện chuyên đề phòng tránh dịch bệnh. Liên kết với Trung tâm văn hóa thể dục thể thao của huyện để bồi dưỡng kỹ năng phòng chống đuối nước cho các em học sinh; tổ chức chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ huyện vào ngày 27/7 hằng năm [H1-1.10-07]; [H1-1.10-08]; [H4-4.2-08]; [H4-4.2-09].
Mức 3
Nhà trường làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và các tổ chức khác để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của thị trấn [H4-4.2-10].
2. Điểm mạnh
Phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể và lực lượng xã hội để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử cách mạng. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội nhằm trang bị các phương tiện phục dạy học và chỉnh trang cơ sở vật chất của trường.
3. Điểm yếu
Công tác tham mưu và phối hợp của trường các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể của địa phương chưa thật sự thường xuyên nên chưa nâng tầm vị thế của nhà trường đối với cộng đồng.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương. |
Tham mưu cấp ủy phê duyệt kế hoạch chiến lược, công tác quy hoạch nhân sự… |
Hoàn thiện kế hoạch chiến lược, thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
Hằng năm |
|
2 |
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương |
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể để xây dựng nhà trường |
Trường luôn đạt danh hiệu cơ quan văn hóa |
Hiệu trưởng |
Công đoàn |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng tiếp tục chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện tốt hơn kế hoạch giáo dục của trường. Tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân để tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục, chú trọng xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
Mức 1
a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục;
b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
c) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.
Mức 2
a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh;
b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.
Mức 3
Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Trường tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học theo quy định, tất cả các môn học đều có đủ giáo viên đúng chuyên môn phụ trách. Các hoạt động giáo dục khác đều được tổ chức thực hiện theo đúng mục tiêu giáo dục, cụ thể: hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo ban hành. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh [H1-1.5-04]; [H1-1.5-05]; [H1-1.10-07]; [H5-5.1-01]; [H5-5.1-02]; [H5-5.1-03]; [H5-5.1-04]; [H5-5.1-05]; [H5-5.1-06]; [H5-5.1-07]; [H5-5.1-08].
- Các tổ chuyên môn tích cực bồi dưỡng năng lực giáo viên để vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; giáo viên mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học theo đối tượng, rèn luyện kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, giáo viên mạnh dạn đưa các phương tiện dạy học hiện đại vào trong quá trình giảng dạy, tích hợp chủ đề, tích hợp kỹ năng sống, lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho các em học sinh [H5-5.1-09]; [H5-5.1-10]; [H5-5.1-11]; [H5-5.1-12]; [H5-5.1-13].
- Nhà trường mạnh dạn đổi mới phương pháp tổ chức kiểm tra định kỳ bằng hình thức kiểm tra chung đồng loạt ở các môn học như: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Lý, Hóa có hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả như kiểm tra qua sản phẩm, kiểm tra tự luận đồng thời với trắc nghiệm [H5-5.1-14]; [H5-5.1-15]; [H5-5.1-16].
Mức 2
Căn cứ khung chương trình và chuẩn kiến thức quy định, các tổ chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy xây dựng chương trình giáo dục, phương pháp dạy học theo từng môn để tổ chức thực hiện giảng dạy bảo đảm phù hợp với đặc điểm của nhà trường, với từng đối tượng học sinh và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh sau khi có sự thống nhất của lãnh đạo đơn vị [H5-5.1-9]; [H5-5.1-10].
- Sau mỗi năm học, nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường bằng hình thức thi tranh giải “Trạng nguyên” ở khối 6, 7, 8, nhà trường tiến hành chọn lọc và phát hiện các học sinh có năng khiếu để tổ chức bồi dưỡng. Đối với các học sinh yếu, trên cơ sở chất lượng bộ môn năm học trước và kết quả học tập của học sinh trong năm học, nhà trường chọn lọc các học sinh có năng lực học tập còn thấp để tổ chức phụ đạo. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên bộ môn thực hiện giảng dạy theo hướng phân hóa đối tượng học sinh để cập nhật kiến thức cho các học sinh có khả năng học tập yếu kém. Tuy nhiên, công tác phụ đạo học sinh yếu kém chưa đạt hiệu quả, tỉ lệ học sinh yếu kém hằng năm còn cao hơn so với mặt bằng chung của huyện [H5-5.1-17]; [H5-5.1-18]; [H5-5.1-19]; [H5-5.1-20]; [H5-5.1-21].
Mức 3
Trong năm học, vào mỗi tháng, cuối học kỳ hoặc cuối năm học các tổ chuyên môn, bộ phận chuyên môn và nhà trường đều thực hiện tốt công tác rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập. Trong sinh hoạt hội đồng sư phạm hằng tháng, lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập theo đúng quy định của ngành. Các sổ đầu bài, sổ theo dõi thực hiện giảng dạy được các tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện chương trình dạy học của giáo viên bộ môn. Tuy nhiên, việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp, tỉ lệ học sinh đạt giải các hoạt động phong trào mũi nhọn chưa cao so với các trường khác trong địa bàn huyện. Hằng năm, trường chưa thực hiện tốt việc rà soát, phân tích, đánh giá toàn diện tất cả các biện pháp, giải pháp tổ chức tất cả các hoạt động của năm trước để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế, yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mọi mặt trong nhà trường [H1-1.5-22]; [H5-5.1-23].
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng được kế hoạch dạy học và thực hiện đúng, đủ chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học theo quy định, không cắt xén nội dung giảng dạy. Giáo viên vận dụng tốt các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học, học sinh có kỹ năng làm việc theo nhóm, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhà trường còn tổ chức kiểm tra định kỳ bằng hình thức kiểm tra chung đối với các môn học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả. Chất lượng giáo dục các hoạt động mũi nhọn có nhiều thay đổi, tỉ lệ học sinh giỏi đạt giải qua các kỳ thi do ngành tổ chức có nhiều tiến bộ.
3. Điểm yếu
Công tác phụ đạo học sinh yếu kém chưa có giải pháp tốt, chất lượng học tập của học sinh còn thấp so với mặt bằng chung của huyện. Việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu |
Tổ chức tốt phong trào thi học sinh giỏi cấp trường, phân công bồi dưỡng |
Học sinh đạt giải cấp huyện đạt tốp đầu |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn |
Hằng năm |
|
2 |
Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học. |
Xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào giáo dục trong nhà trường nhất là các hoạt động giáo dục kỹ năng sống |
Có kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục |
Phó hiệu trưởng phụ trách công tác ngoài giờ |
Phó hiệu trưởng phụ trách công tác ngoài giờ |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Từ năm học 2022 – 2023 trở đi, lãnh đạo và các tổ chuyên môn sau mỗi năm học cần thực hiện tốt việc rà soát, phân tích, đánh giá toàn diện tất cả các biện pháp, giải pháp tổ chức tất cả các hoạt động của năm trước để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế, yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mọi mặt trong nhà trường. Đề ra các giải pháp thật cụ thể về nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém tăng học sinh giỏi các bộ môn văn hóa.
Tiêu chí 5.2: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
Mức 1
a) Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
Mức 2
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.
Mức 3
Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cập nhật thông tin học sinh để xác định số học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập, trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng được kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi hằng năm. Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu đặc biệt và phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu, kém [H5-5.1-10]; [H5-5.1-11].
- Hằng năm, nhà trường đều có tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu phù hợp tình hình thực tế. Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường đã tổ chức cho học sinh thi “Trạng nguyên” để xác định học sinh giỏi bộ môn, học sinh năng khiếu và tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch. Những học sinh yếu kém được tổ chức phụ đạo trong buổi chính khóa, giáo viên bộ môn phân công học sinh khá giỏi kèm giúp bạn trong quá trình học tập tại lớp. Bên cạnh đó, trường cũng tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng khác như: Thi tìm hiểu kiến thức ở các bộ môn trong tiết sinh hoạt dưới cờ, phát động phong trào điểm hồng … để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Những học sinh có năng khiếu về văn nghệ, thể dục thể thao được giáo viên phát hiện trong quá trình giảng dạy, trong tổ chức hội thi Ca múa nhạc, Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường và tổ chức tập dượt thường xuyên để tham gia các hội thi do ngành tổ chức [H5-5.1-01]; [H5-5.1-02]; [H5-5.1-05]; [H5-5.1-10]; [H5-5.1-11]; [H5-5.1-20]; [H5-5.1-21].
- Hằng năm, nhà trường đều tổ chức rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện, từ đó có định hướng điều chỉnh cho hoạt động trong thời gian các năm học sau [H5-5.1-23]; [H5-5.1-24].
Mức 2
Tỉ lệ học sinh yếu kém, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện giảm so với kế hoạch giáo dục của trường, tỉ lệ học sinh có năng khiếu hằng năm đều tăng cao [H1-1.2-06]; [H5-5.1-24].
Mức 3
Mỗi năm, nhà trường đều có học sinh đạt giải cấp huyện trong các kỳ thi, hội thi về văn hóa, thể thao, nghệ thuật. Tỉ lệ học sinh giỏi các bộ môn văn hóa, nghiên cứu khoa học có xu hướng tăng mỗi năm nhưng so với các trường trong huyện thì tỉ lệ đạt được của trường còn thấp [H5-5.2-01]; [H5-5.2-02]; [H5-5.2-03]; [H5-5.2-04]; [H5-5.2-05].
2. Điểm mạnh
Xây dựng được kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Việc triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả khá cao, tỉ lệ học sinh giỏi tăng và học sinh yếu kém giảm dần mỗi năm. Những học sinh có năng khiếu về văn nghệ, thể dục thể thao được giáo viên kịp thời phát hiện trong quá trình giảng dạy. Nhà trường luôn luôn có học sinh đạt giải trong các kỳ thi, hội thi về lĩnh vực văn hóa, thể thao, nghệ thuật.
3. Điểm yếu
Công tác phụ đạo học sinh có chất lượng thực hiện còn thấp.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Tạo mọi điều kiện để học sinh khó khăn được học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục. |
Hỗ trợ chi phí học tập cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Tạo mọi điều kiện để các em được đến trường |
Học sinh khó khăn được học tập và rèn luyện |
Hiệu trưởng |
Hiệu trưởng |
|
|
2 |
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục để phát hiện học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật |
Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường. |
Có kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và phó hiệu trưởng phụ trách công tác ngoài giờ |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và phó hiệu trưởng phụ trách công tác ngoài giờ |
|
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Tiếp tục tổ chức tốt kỳ thi học sinh giỏi giải “Trạng nguyên” nhằm phát hiện và tạo nguồn học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Tích cực phân loại học sinh ngay từ đầu cấp, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp từng đối tượng học sinh để nâng dần tỉ lệ học sinh khá giỏi và hạ tỉ lệ học sinh yếu kém. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém trong giờ học chính khóa nhằm nâng cao chất lượng học sinh đại trà theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục đề ra.
Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo qui định
Mức 1
a) Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch;
b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả;
c) Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.
Mức 2
Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường đã thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo từng môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý theo qui định tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở. Ngay từ đầu năm học, nhà trường và tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học đưa nội dung giáo dục địa phương vào trong chương trình góp phần thực hiện mục tiêu môn học gắn lý luận với thực tiễn, tạo ra hứng thú, động lực học tập cho học sinh thông qua các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân nhằm giáo dục di sản, giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước cho các em học sinh [H1-1.5-01]; [H5-5.3-01]; [H5-5.3-02].
- Hằng năm, nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung giáo dục địa phương theo đúng quy định của ngành như lồng ghép vào kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kỳ [H5-5.3-03].
- Mỗi năm học, nhà trường đều rà soát, đánh giá, cập nhật nội dung giáo dục địa phương, thực hiện điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương thông qua các theo các văn bản về điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương. Ngoài ra, còn tổ chức biên soạn một số tiết dạy về văn hóa địa phương góp phần phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường thêm phong phú [H5-5.3-04].
Mức 2
Nhà trường thực hiện đúng nội dung giáo dục địa phương theo quy định của ngành, tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương vào các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Mỗi năm, tổ chức Đội đều xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh đi du khảo về nguồn tìm hiểu thêm lịch sử văn hóa địa phương khu lưu niệm Lăng Phó bảng, Khu căn cứ địa cách mạng Trung ương cục Miền nam, viếng nghĩa trang liệt sĩ, khu căn cứ Xẻo Quít...thông qua các hoạt động đó để giáo dục học sinh truyền thống cách mạng, lòng biết ơn, tự hào dân tộc [H5-5.1-08]; [H5-5.3-05].
2. Điểm mạnh
Nhà trường thực hiện đầy đủ, lồng ghép nội dung giáo dục địa phương ở từng khối lớp theo phân phối chương trình của các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Nhạc, Mỹ thuật. Hằng năm, nhà trường thực hiện kiểm tra, rà soát, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương cho phù hợp. Giáo viên có ý thức về việc sưu tầm tư liệu, tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục địa phương nghiêm túc đúng quy định. Trong hoạt động giáo dục, nhà trường chú trọng gắn nội dung giáo dục địa phương với các hoạt động thực tiễn giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế để nâng cao hiệu quả giáo dục.
3. Điểm yếu
Nội dung giáo dục địa phương chưa được phong phú, tài liệu còn hạn chế, thiếu cập nhật nội dung mới dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Tăng cường công tác giáo dục địa phương gắn với tình hình thực tiễn và phù hợp với đặc điểm của địa phương |
Sưu tầm các tài liệu có liên quan đến các lĩnh vực xã hội của địa phương để giáo dục học sinh |
Các nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học |
Phó hiệu trưởng phục trách công tác ngoài giờ |
Tổ trưởng tổ khoa học xã hội |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương. Tổ chức cho các em học sinh giao lưu, gặp gỡ những nhân chứng lịch sử để mở rộng kiến thức. Phân công giáo viên sưu tầm, bổ sung tài liệu về địa phương để cập nhật thông tin. Thực hiện tốt phong trào về nguồn để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Thường xuyên rà soát, cập nhật điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương phù hợp tình hình mới.
Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
Mức 1
a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường;
b) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch;
c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Mức 2
a) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và đạt kết quả thiết thực;
b) Định kỳ rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Trong mỗi năm học nhà trường đều xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 9 và tổ chức thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp theo chương trình và tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp các ngành nghề cho học sinh phù hợp với điều kiện của trường, nhu cầu học của học sinh và sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương [H1-1.5-01]; [H2-2.2-03].
- Ngoài việc tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp theo quy định, nhà trường còn phối hợp với trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật và trường Cao đẳng nghề An Giang tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm các điều kiện học tập và giảng dạy của mỗi trường [H2-2.2-03].
- Mỗi hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đều phân công giáo viên, Tổng phụ trách Đội tham gia hướng dẫn học sinh đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tham quan trải nghiệm [H5-5.4-02].
Mức 2
- Giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội rất tích cực hướng dẫn học sinh tham gia trải nghiệm thực tế và hướng nghiệp cho các em học sinh với các hình thức phù hợp, do đó đã đạt kết quả thiết thực trong giáo dục học sinh [H2-2.2-03].
- Nhà trường thực hiện được việc rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp định kỳ mỗi học kỳ thông qua các báo cáo sơ, tổng kết [H1-1.2-06]; [H1-1.3-11]; [H5-5.4-02].
2. Điểm mạnh
Nhà trường tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện của trường và nhu cầu của học sinh. Tổ chức được các buổi (tiết) sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh khối 9 giúp cho các em định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Tỉ lệ học sinh tham gia và kết quả đạt được trong quá trình học tập trải nghiệm, hướng nghiệp khá tốt; có phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng tham gia với học sinh. Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp được thực hiện với nhiều hình thức phong phú và đạt kết quả thiết thực trong giáo dục học sinh.
3. Điểm yếu
Việc tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm, hướng nghiệp bên ngoài nhà trường chưa nhiều chỉ tập trung vào cuối năm học, chưa tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm tại các công ty, các cơ sở sản xuất có trên địa bàn.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bên trong và bên ngoài nhà trường |
Tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm, hướng nghiệp bên ngoài nhà trường |
Học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm bên trong và bên ngoài nhà trường |
Phó hiệu trưởng phụ trách các hoạt động ngoài giờ |
Phó hiệu trưởng phụ trách các hoạt động ngoài giờ và giáo viên chủ nhiệm |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Năm học 2022 – 2023 và các năm học sau, Ban lãnh đạo nhà trường xây dựng hoàn thiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, trải nghiệm thực tế có thêm hình thức tham quan tại các nhà máy, các cơ sở sản xuất có trên địa bàn huyện, giới thiệu cho các em các mô hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương đang thực hiện có hiệu quả. Tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề cho học sinh, giáo dục các em có định hướng đúng đắn sau tốt nghiệp trung học cơ sở.
Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
Mức 1
a) Có kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương;
b) Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục;
c) Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Mức 2
a) Hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện;
b) Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh từng bước hình thành và phát triển.
Mức 3
Bước đầu, học sinh có khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệ theo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám sát chỉ dẫn.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Trong kế hoạch năm học, nhà trường xây dựng nội dung giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập, điều kiện nhà trường và địa phương. Trong dạy học, các bộ môn đều lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống như giáo dục kỹ năng tham gia giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn thương tích; phòng chống đuối nước; giáo dục kỹ năng dã ngoại. Ngoài ra, trong các hoạt giáo dục trải nghiệm, nhà trường tích cực rèn luyện và giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh như: giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, kỹ năng ứng xử…cho học sinh [H1-1.4-04]; [H1-1.5-01].
- Từ các hoạt động giáo dục của nhà trường, việc tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho các em học sinh có chuyển biến tích cực, các em chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, có kỹ năng giao tiếp tốt, mạnh dạn nói chuyện trước đám đông, các em học sinh có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, biết cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; ứng xử có văn hóa, đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau [H1-1.3-11]; [H1-1.3-17]; [H5-5.5-01]; [H5-5.5-02]; [H5-5.5-03]; [H5-5.5-04]; [H5-5.1-04].
- Qua giáo dục hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh, đạo đức lối sống của các em học sinh tốt hơn, các em chấp hành tốt nội quy nhà trường, có nhiều kỹ năng trong giao tiếp, đối xử. Nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh từng bước phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam [H1-1.2-06]; [H1-1.3-11]; [H1-1.5-04]; [H1-1.5-05]; [H5-5.5-04]; [H5-5.5-05].
Mức 2
- Trong quá trình học tập tại trường, các em học sinh luôn được thầy cô hướng dẫn biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện. Đánh giá được năng lực của bản thân để có hướng phấn đấu rèn luyện tốt hơn trong quá trình học tập của mình [H1-1.5-04].
- Học sinh có nhiều khả năng vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, từng bước hình thành và phát triển được khả năng và nhân cách của bản thân [H2-2.2-04]; [H5-5.5-06]; [H5-5.5-07].
Mức 3
Các em học sinh bước đầu được tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của thầy cô và đạt được kết quả khá tốt. Các em học sinh tạo ra được nhiều sản phẩm khoa học và tham gia dự thi có kết quả khá tốt. [H2-2.2-04]; [H5-5.5-06]; [H5-5.5-07].
2. Điểm mạnh
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống; giáo dục phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên đề, giáo dục và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, giáo dục và tư vấn về sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh. Thông qua các hoạt động giáo dục, học sinh có chuyển biến tích cực, trong quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, các em có nhiều hiểu biết xã hội và thực hành pháp luật khá tốt. Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Qua hướng dẫn của giáo viên, các em học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn và bước đầu sử dụng được năng lực, kiến thức tham gia nghiên cứu khoa học.
3. Điểm yếu
Các học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật không đồng đều ở các môn học, chỉ tập trung ở một số môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 3.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
1 |
Nâng cao chất lượng các phong trào, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. |
Xây dựng kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương |
Học sinh có kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội, có kỹ năng giao tiếp, ứng phó các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn |
Giáo viên các bộ môn |
|
|
2 |
Đẩy mạnh phong trào học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật có hiệu quả hơn |
Tổ chức cuộc thi cho học sinh có khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệ |
Học sinh có thói quen và yêu thích nghiên cứu khoa học, tham gia đầy đủ cuộc thi sáng tạo khoa học- kỹ thuật |
Hiệu trưởng |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn |
|
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Năm học 2022 – 2023, Ban lãnh đạo nhà trường mạnh dạn thay đổi đánh giá xếp loại năng lực giáo viên thông các hoạt động giáo dục hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ dạy trên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về giáo dục kỹ năng sống. Xây dựng và giao chỉ tiêu hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cho từng giáo viên, đồng thời gắn chặt với nội dung thi đua, đánh giá phân loại viên chức và đánh giá chuẩn nghề nghiệp mỗi năm học.
Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục
Mức 1
a) Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
c) Định hướng phân luồng cho học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.
Mức 2
a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá;
b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá.
Mức 3
a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh:
- Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 20% đối với trường chuyên;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 25% đối với trường chuyên;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 20% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 55% đối với trường chuyên;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 35% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 25% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 60% đối với trường chuyên;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc vùng khó khăn: không quá 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc các vùng còn lại: không quá 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 98% đối với trường chuyên.
b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban:
- Vùng khó khăn: Không quá 03% học sinh bỏ học, không quá 05% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;
- Các vùng còn lại: Không quá 01% học sinh bỏ học, không quá 02% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
- Kết quả đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh của nhà trường hằng năm đều đạt theo kế hoạch đặt ra. Hằng năm, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực trung bình trở lên đều đạt trên 90%, trong đó, tỉ lệ học sinh xếp loại khá đạt trên 30%; tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt trên 25%. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng học tập, nhà trường rất chú trọng và tăng cường giáo dục đạo đức, nên các năm qua kết quả xếp loại hạnh kiểm khá cao. Mỗi năm, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm đạt loại khá và tốt trên 95%, trong đó xếp loại hạnh kiểm loại tốt của học sinh đều trên 80 % [H1-1.2-06]; [H1-1.5-05]; [H5-5.1-23]; [H5-5.6-01].
+ Bảng theo dõi xếp loại học lực:
Năm học |
Tổng số HS |
Loại Giỏi |
Loại Khá |
Loại T.bình |
Loại yếu |
Loại kém |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
2017-2018 |
1222 |
352 |
28.81 |
385 |
31.51 |
423 |
34.62 |
60 |
4.91 |
2 |
0.16 |
2018-2019 |
1290 |
333 |
25.81 |
375 |
29.07 |
410 |
31.78 |
168 |
13.02 |
4 |
0.31 |
2019-2020 |
1277 |
449 |
35,16 |
497 |
38,92 |
314 |
24,59 |
16 |
1,25 |
1 |
0,08 |
2020-2021 |
1389 |
413 |
29,73 |
497 |
35,78 |
430 |
30,96 |
48 |
3,46 |
1 |
0,07 |
2021-2022 |
1285 |
388 |
30,19 |
523 |
40,70 |
372 |
28,95 |
2 |
0,16 |
0 |
0 |
+ Bảng theo dõi xếp loại hạnh kiểm:
Năm học |
Tổng số HS |
Loại Tốt |
Loại Khá |
Loại T. bình |
Loại yếu |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
2017-2018 |
1222 |
1104 |
90,34 |
113 |
9,25 |
5 |
0,41 |
0 |
0 |
2018-2019 |
1290 |
1062 |
82,33 |
214 |
16,59 |
14 |
1,09 |
0 |
0 |
2019-2020 |
1277 |
1174 |
91,93 |
89 |
6,97 |
14 |
1,10 |
0 |
0 |
2020-2021 |
1389 |
1262 |
90,86 |
124 |
8,93 |
3 |
0,22 |
0 |
0 |
2021-2022 |
1285 |
1239 |
96,42 |
39 |
3,04 |
7 |
0,54 |
0 |
0 |
- Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng và học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở mỗi năm đều cao và đạt được kế hoạch đề ra [H5-5.6-02].
Năm học |
Tổng số HS |
Số HS lên lớp thẳng |
Tỉ lệ % |
2017-2018 |
1222 |
1160 |
94,90 |
2018-2019 |
1290 |
1118 |
86,70 |
2019-2020 |
1277 |
1260 |
98,70 |
2020-2021 |
1398 |
1340 |
96,47 |
2021-2022 |
1285 |
1283 |
99,84 |
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở các năm qua:
Năm học |
Tổng số HS |
Số học sinh tốt nghiệp |
Tỉ lệ % |
2017-2018 |
241 |
237 |
98,34 |
2018-2019 |
271 |
259 |
95,57 |
2019-2020 |
261 |
261 |
100,00 |
2020-2021 |
283 |
283 |
100,00 |
2021-2022 |
292 |
292 |
100,00 |
- Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở được định hướng phân luồng cho học sinh chủ yếu là tiếp tục học lên trung học phổ thông trên 90%, học sinh tham gia học tập tại các trường trung cấp nghề và các cơ sở nghề nghiệp chỉ đạt xấp xĩ 10%. Mỗi năm, nhà trường đều cố gắng sinh hoạt tuyên truyền, tổ chức giới thiệu nghề nghiệp cho các em học sinh. Tuy nhiên, học sinh tham gia học tập tại các trường nghề và các cơ sở nghề nghiệp không cao [H5-5.6-01].
Mức 2
- Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh của nhà trường trong 05 năm liên tiếp có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, từ năm học 2018-2019 đến nay nhà trường thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và chấn chỉnh lại nền nếp dạy học nên tỉ lệ đạt được về các mặt học lực, hạnh kiểm, kết quả học sinh lên lớp cuối năm có thấp hơn so với các năm học trước nhưng chất lượng thật sự được đảm bảo tốt hơn (bảng thống kê trên) [H1-1.2-06]; [H5-5.1-23].
- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở qua các năm có tiến bộ, việc chấn chỉnh chất lượng dạy học từ năm học 2017-2018 trở về sau đã làm thay đổi khá lớn đến tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tuy nhiên, chất lượng học tập và tốt nghiệp trung học cơ sở từ năm học 2019-2020 đã có sự chuyển biến tích cực [H5-5.1-23]; [H5-5.6-02].
Mức 3
Tỉ lệ học sinh lưu ban và bỏ học vẫn còn khá cao, nhà trường chưa hạn chế được học sinh bỏ học trong năm học [H1-1.2-06]; [H5-5.1-23].
Năm học |
Tổng số học sinh đầu năm |
Số HS bỏ học |
Tỉ lệ |
Số học sinh lưu ban |
Tỉ lệ % |
2017-2018 |
1267 |
25 |
2,0 |
2 |
0,16 |
2018-2019 |
1322 |
19 |
1,4 |
4 |
0,31 |
2019-2020 |
1325 |
29 |
2,2 |
1 |
0,08 |
2020-2021 |
1418 |
30 |
2,12 |
1 |
0,07 |
2021-2022 |
1374 |
26 |
1,89 |
0 |
0 |
2. Điểm mạnh
Tỉ lệ học sinh lên lớp và tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hằng năm luôn ổn định và có xu hướng đi lên. Học sinh được xếp loại học lực và hạnh kiểm trong các năm học từng bước được tăng lên, chất lượng giáo dục được đảm bảo các yêu cầu của nhà trường.
3. Điểm yếu
Tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao.
4. Đánh giá chung
Đạt mức 2.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng
TT |
Nội dung cải tiến chất lượng |
Công việc cần phải thực hiện |
Sản phẩm/kết quả cần đạt được |
Người phụ trách |
Người thực hiện |
Thời gian
(từ 2021 đến 2025) |
Kinh phí
(nếu có) |
|
Nâng cao chất lượng giáo dục về 2 mặt học tập và rèn luyện của học sinh |
Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế học sinh bỏ học, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao chât lượng học tập và rèn luyện của học sinh
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyên môn, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, hạn chế bỏ học có hiệu quả để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.Tổ trưởng chuyên môn quản lý chặt chẽ chất lượng giảng dạy các bộ môn, trong sinh hoạt tổ chuyên môn cần tổ chức phân tích nguyên nhân yếu kém để giáo viên điều chỉnh cách dạy học nhằm nâng cao kết quả bộ môn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. |
Tỉ lệ học sinh giỏi đạt 30% trở lên
Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá trở lên đạt 98% |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn |
Giáo viên |
Hằng năm |
|
6. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện
Tiếp tục quán triệt tinh thần Chỉ thị số 30/CT-TU và Kế hoạch số 15/KH-UBND của tỉnh để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm tích cực phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể của chính quyền địa phương để tham gia vận động học sinh có nguy cơ bỏ, từng bước khắc phục số học sinh bỏ học. Nhà trường tiếp tục định hướng, tổ chức tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh, xây dựng kế hoạch tổ thức cho học sinh tham gia trải nghiệm, thăm các cơ sở sản xuất, các trường dạy nghề để làm tốt hơn công tác hướng nghiệp cho học sinh.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Hùng
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thcsvinhthanhtrungangiang.edu.vn là vi phạm bản quyền