KH p/c tội phạm xâm hại trẻ em và vi phạm pháp luật LQ người dưới 18 tuổi
Chủ nhật - 25/02/2024 20:42
Kế hoạch Phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2024
KẾ HOẠCH
Phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2024
Thực hiện Kế hoạch số 109/KH-PGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2024, Trường THCS Vĩnh Thạnh Trung xây dựng kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, CHỈ TIỂU PHẤN ĐẤU
1. Mục tiêu, yêu cầu
Triển khai các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi; bám sát các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo Kế hoạch số 12 về bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi. Truyền thông số tác động đến trẻ em; bạo lực, bạo hành trẻ em trong gia đình; bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em, mua bán người dưới 16 tuổi, người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật; lao động trẻ em; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật.
2. Chỉ tiêu thực hiện
a) Công tác phòng ngừa chung:
Nâng cao trách nhiệm của tất cả giáo viên nhân viên toàn trường chủ động trong công tác phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em, mua bán người dưới 16 tuổi, người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.
Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên, trên cơ sở đó triển khai các hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự liên quan đến thanh thiêu niên. Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo lập các trang thông tin tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và thông tin có liên quan để các đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là thanh thiếu niên biết, nhận diện tội phạm.
b) Công tác đấu tranh với tội phạm:
Phối hợp với Ban Chỉ đạo các cấp đấu tranh ngăn chặn và làm giảm dần các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, đặc biệt là tội phạm giết trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi học sinh hoạt động trong các băng nhóm; trẻ em nghiện ma túy, tham gia tệ nạn mại dâm, gây án nghiêm trọng.
Phấn đấu không để xảy ra xâm hại trẻ em, người dưới 18 tuổi phạm tội về trật tự xã hội, sớm phát hiện, ngăn chặn các nhóm thanh, thiếu niên có biểu hiện tụ tập giải quyết mâu thuẫn trong trường.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Xây dựng kế hoạch công tác năm 2024 để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em theo các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thông chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi. Chủ động nắm, phân tích, dự báo tình hình từ sớm, từ xa, kịp thời tham mưu chủ trương, giải pháp lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống tội phạm, không để tác động, hình thành các nguy cơ phát sinh tội phạm. Cụ thể:
Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2024; phối hợp tổ chức sơ, tổng kết các chuyên đề để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và giải pháp công tác trọng tâm giai đoạn tiêp theo; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rút kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tốt trong công tác này.
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em, nhất là nhóm trẻ em yếu thế để hạn chế nguyên nhân phát sinh tội phạm xâm hại trẻ em, người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.
2. Công tác tuyên truyền phòng ngừa
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, mua bán người trên các phương tiện truyền thông, Website của đơn vị, mạng xã hội; sử dụng phương pháp tuyên truyền trực quan ở cộng đồng, giúp người dân tiếp cận chính xác hơn các thông tin nhận diện tội phạm xâm hại trẻ em. Cụ thể:
Tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao, phát huy tối đa vai trò của tổ chức Đoàn, Đội trong công tác tuyên truyền, công tác chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nhận thức cho đoàn viên, thanh niên. Trong đó, tập trung nâng cao: Nhận thức về xu thế, tính tất yếu, lợi ích và nguy cơ của không gian mạng, cũng như các chủ trương, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước về chủ động tham gia cuộc cách mạng 4.0; những thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm; Kỹ năng sử dụng mạng an toàn, nhận diện, xử lý các vấn đề phức tạp khi phát hiện trên không gian mạng; Ý thức, trách nhiệm của thanh niên trong xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng.
Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại đơn vị về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi. Trong đó chú trọng nhóm trẻ khuyết tật; trẻ em mồ côi do đại dịch Covid - 19 hiện sống cùng người thân; Công tác tuyên truyên phải hướng sự quan tâm của dư luận xã hội, người dân tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em, kỹ năng ứng phó giúp người dân nâng cao cảnh giác với thủ đoạn của tội phạm, biện pháp bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.
Phối hợp với cơ quan bảo vệ trẻ em và các tổ chức đoàn thể: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiềp Phụ nữ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam... tuyên truyền kỹ năng giúp trẻ em nhận diện và tự bảo vệ trước hành vi xâm hại, gắn công tác tuyên truyên phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình với các đợt sinh hoạt chính trị hoặc các phong trào thi đua của trường.
Triển khai bộ tài liệu “Hướng dẫn công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực, bạo hành trẻ em trong môi trường học đường”, tuyên truyền trực tiếp tại trường học cho học sinh, giáo viên, cán bộ đoàn thể trong nhà trường; xây dựng mạng lưới Zalo trực tuyến giữa cán bộ Công an quản lý địa bàn và nhà trường nhằm phòng ngừa sớm tình trạng bạo lực học đường. Triển khai ứng dụng “Người trợ lý ảo” trong phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến của đoàn viên thanh niên tìm hiểu pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trên không gian mạng.
3. Xây dựng, duy trì mô hình phòng ngừa vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi
Lồng ghép công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, tội phạm mua bán người với các mô hình xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương; giáo dục cảm hóa người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật. Chỉ đạo bộ phận bảo vệ trường phối hợp với các tổ chức như: Bảo vệ dân phố, dân phòng, lực lượng xung kích trong đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn để bảo vệ phụ nữ, trẻ em.
- Hưởng ứng đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên toàn tỉnh (từ 01/2 đến 30/9/2024); tích cực đấu tranh ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi; thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm, VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi, xác định rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm tại trường để có giải pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả.
- Rà soát học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực để giúp đỡ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trong kế hoạch từng năm học.
2. Y tế nhà trường chủ động tham mưu thực hiện và phối hợp thực hiện các báo cáo chuyên đề tuyên truyền giáo dục về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhà trường không khói thuốc lá…
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác PCTP xâm hại trẻ em; PCTP và VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2024 của Trường THCS Vĩnh Thạnh Trung./.